Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Gia Lai

Hội thảo lịch sử ngành văn hoá, thể thao và du lịch Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lãnh đạo, cán bộ ngành văn hoá, thể thao, du lịch tỉnh qua các thời kỳ đã có mặt tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai sáng 24-8 để tham gia hội thảo lần thứ nhất đóng góp xây dựng công trình này của ngành. 
Cuốn “Lịch sử ngành văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Gia Lai” (giai đoạn 1945-2015) được triển khai biên soạn từ tháng 3-2017 do tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân làm chủ biên, trực tiếp viết phần mở đầu, kết luận và giai đoạn trước năm 1975. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, bản thảo lần thứ nhất cuốn lịch sử đã hoàn thành với 380 trang A4.
Quang cảnh hội thảo ngành văn hoá, thể thao và du lịch. Ảnh: Hoàng Ngọc
Quang cảnh hội thảo ngành văn hoá, thể thao và du lịch. Ảnh: Hoàng Ngọc
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản thảo gồm 7 chương và phần phụ lục. Nội dung chính gồm các phần: tỉnh Gia Lai và công tác văn hoá, thông tin, thể thao trước Cách mạng tháng Tám, thời kỳ chống thực dân Pháp (1945-1954), trong nửa đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1965), trong 10 năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965-1975); công tác văn hoá, thông tin, thể thao và du lịch trong những năm đầu giải phóng (1975-1986), trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới (1986-1991), trong thời kỳ đầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1991-2008), trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI (2008-2015).
Các đại biểu đóng góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc
Các đại biểu đóng góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc
Đây là công trình khoa học nhằm ghi lại dấu ấn lịch sử, thành tựu nổi bật của ngành văn hoá, thể thao và du lịch của tỉnh Gia Lai; nhìn nhận quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác này qua các thời kỳ; nhắc nhở, động viên các thế hệ công tác trong ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhất là tham mưu cho Đảng và Nhà nước về vấn đề văn hoá, thể thao và du lịch ở địa phương.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp ý kiến, bổ sung nhiều nội dung về tên người, địa danh, các sự kiện lịch sử của ngành, mốc thời gian… để Ban biên soạn tiếp tục đối chiếu, bổ sung, hoàn thiện đảm bảo tính thống nhất, chính xác, khoa học.
 Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm