Tìm kiếm niềm vui hoan lạc bên ngoài hay trốn vợ/chồng đi “ăn vụng” vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nay lại còn phải đối mặt với nỗi lo mới, đó là khả năng phát bệnh tim tăng lên.
Trong một kết quả nghiên cứu vừa đăng trên tạp chí của Hiệp hội Y tế Mỹ, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y tế Tuft và trường Y tế Công Harvard phát hiện chuyện giường chiếu cũng như các hoạt động cơ thể khác đều làm tăng nhịp tim và huyết áp.
Do đó, rủi ro gây ra bệnh tim của chuyện giường chiếu ngang bằng với rủi ro gây ra bệnh tim của các hoạt động cơ thể khác cùng cường độ. Tuy nhiên, các hoạt động cơ thể mang tính “không thường xuyên” sẽ khiến tim rơi vào trạng thái chịu áp lực.
Thông thường, việc tiến hành các hoạt động cơ thể mang tính “không thường xuyên” sẽ đối mặt với rủi ro phát bệnh tim cao gấp 3,5 lần so với việc tiến hành các hoạt động cơ thể bình thường.
Riêng đối với các hành vi tình dục “không thường xuyên” như tìm kiếm niềm vui hoan lạc bên ngoài hay trốn vợ/chồng đi “ăn vụng”, rủi ro phát bệnh tim cao hơn 2,7 lần so với bình thường.
Từ kết quả nghiên cứu trên, tờ tạp chí cho rằng cho dù là chuyện giường chiếu hay tiến hành các hoạt động cơ thể, càng thực hiện đều đặn, rủi ro phát bệnh tim càng thấp.
Ảnh minh họa |
Do đó, rủi ro gây ra bệnh tim của chuyện giường chiếu ngang bằng với rủi ro gây ra bệnh tim của các hoạt động cơ thể khác cùng cường độ. Tuy nhiên, các hoạt động cơ thể mang tính “không thường xuyên” sẽ khiến tim rơi vào trạng thái chịu áp lực.
Thông thường, việc tiến hành các hoạt động cơ thể mang tính “không thường xuyên” sẽ đối mặt với rủi ro phát bệnh tim cao gấp 3,5 lần so với việc tiến hành các hoạt động cơ thể bình thường.
Riêng đối với các hành vi tình dục “không thường xuyên” như tìm kiếm niềm vui hoan lạc bên ngoài hay trốn vợ/chồng đi “ăn vụng”, rủi ro phát bệnh tim cao hơn 2,7 lần so với bình thường.
Từ kết quả nghiên cứu trên, tờ tạp chí cho rằng cho dù là chuyện giường chiếu hay tiến hành các hoạt động cơ thể, càng thực hiện đều đặn, rủi ro phát bệnh tim càng thấp.
Theo TTXVN