Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Gia Lai

Người dân Ia Tul di dời gia súc ra xa gầm nhà sàn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Việc nuôi, nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn không chỉ gây mùi hôi thối mà còn là nguyên nhân của các loại bệnh tật phát sinh cho con người và làm ô nhiễm môi trường. Mới đây, xã Ia Tul (huyện Ia Pa) đã quyết tâm vận động người dân di dời gia súc ra khỏi gầm nhà sàn và đạt được nhiều kết quả đáng mừng.


Ông Nguyễn Phi Loan-Bí thư Đảng ủy xã Ia Tul, chia sẻ: “Trong các cuộc họp thôn, chúng tôi chỉ đạo mỗi cán bộ là một tuyên truyền viên trong việc vận động người dân di dời gia súc ra khỏi gầm nhà sàn. Khi biết người dân cũng muốn di dời gia súc ra xa gầm nhà sàn nhưng do không có tiền làm chuồng thì xã đã có những việc làm thiết thực để hỗ trợ”.
 

Chuồng bò mới của hộ ông Siu Tân (buôn Tơ Khế). Ảnh: Đ.Y
Chuồng bò mới của hộ ông Siu Tân (buôn Tơ Khế). Ảnh: Đ.Y

Theo đó, xã sử dụng 290 triệu đồng từ nguồn kinh phí chương trình xây dựng nông thôn mới cho 38 hộ mượn làm chuồng (bình quân 7,5 triệu đồng/hộ), thời gian 1 năm, không tính lãi; đồng thời tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con nên tập trung phát triển chăn nuôi, không sợ mất trộm gia súc. “Là xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện nhưng đến nay Ia Tul mới chỉ đạt 8/19 tiêu chí. Việc làm nói trên sẽ giúp xã Ia Tul sớm hoàn thành tiêu chí môi trường vào năm 2018”-ông Nguyễn Phi Loan cho biết.

Theo thống kê, xã Ia Tul hiện có trên 200 hộ nuôi, nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn. Tuy nhiên, thời gian qua, xã mới đủ kinh phí cho 38 hộ mượn vốn để làm chuồng. Được biết, số vốn cho bà con mượn từ đầu năm sẽ được thu hồi vào  cuối năm 2017. Khi ấy, xã sẽ tiếp tục giải quyết cho các hộ khác có nhu cầu vay để làm chuồng nuôi, nhốt gia súc.  

 

Ông Nguyễn Thanh Lân-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ia Pa: Thời gian tới, chúng tôi lấy kinh nghiệm từ Ia Tul để nhân rộng ra các xã còn lại trên địa bàn huyện. Việc làm này không chỉ đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn là tiền đề để huyện hoàn thành tiêu chí về môi trường trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Trao đổi với P.V, ông Ksor Trim-Trưởng thôn Tơ Khế cho biết: “Để tuyên truyền người dân di dời gia súc ra khỏi gầm nhà sàn thì gia đình mình phải gương mẫu làm trước. Khi đưa ra khỏi gầm nhà sàn, đàn bò vẫn khỏe mạnh. Điều quan trọng nữa là cả nhà không còn chịu cảnh mùi hôi thối từ dưới gầm nhà sàn bốc lên nữa. Thấy mình làm như thế, bà con trong buôn cũng làm theo. Giờ đây, 100% gia đình buôn Tơ Khế đã làm chuồng và đưa gia súc ra khỏi gầm nhà sàn”.

Là người đi đầu trong việc di dời gia súc ra khỏi gầm nhà sàn, ông Rơ Lan Kan (buôn Biah A) chia sẻ: “Trước đây, nhà mình nuôi, nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn nên thường xuyên phải chịu mùi hôi thối. Từ khi di dời gia súc ra khỏi gầm nhà sàn, mọi người trong gia đình đều khỏe mạnh và cảm thấy thoải mái”.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm