Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Gia Lai

Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San: Những bất cập cần được giải quyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San hiện có 63 cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó có 3 nghệ sĩ ưu tú, 2 đạo diễn, 1 biên đạo múa, 14 ca sĩ và 21 diễn viên múa. Từ đầu năm đến nay, Nhà hát đã biểu diễn được 112 buổi, trong đó có 88 buổi biểu diễn ở các xã vùng sâu, vùng xa.

   Ảnh: Hồng Thi
Ảnh: Hồng Thi

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kế hoạch biểu diễn, Nhà hát gặp một số khó khăn. Trước hết là mức sinh hoạt phí cho diễn viên ngoài tỉnh về công tác tại Nhà hát quá thấp. Có những diễn viên từ tỉnh khác về thi tuyển vào làm việc tại đây được vài năm rồi xin nghỉ việc hoặc chuyển đi nơi khác vì lương thấp. Cùng với đó, mức thu nhập từ tập luyện và biểu diễn không đủ trang trải cho đời sống, đặc biệt cho yêu cầu của một diễn viên. Từ đầu năm 2006 đến nay, mức lương tối thiểu được điều chỉnh 6 lần nhưng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật chưa được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Trên thực tế, ngoài kế hoạch biểu diễn nghệ thuật phục vụ cơ sở 120 buổi/năm, Nhà hát phải tập luyện và biểu diễn nhiều chương trình nghệ thuật theo sự chỉ đạo của tỉnh và ngành nhưng không được cấp bổ sung kinh phí hoạt động. Vừa qua, UBND tỉnh có chủ trương xây dựng một số hạng mục công trình nhà hát, trong đó có khán phòng 1.500 chỗ ngồi, nhà công vụ cho diễn viên xa nhà, sàn tập, phòng dạy đàn, múa, hát, thể dục thẩm mỹ, khiêu vũ thể thao... nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào kế hoạch năm. Hiện tại, cơ sở cũ rất chật hẹp, trang-thiết bị hoạt động biểu diễn thiếu và đã xuống cấp. Vấn đề cuối cùng là Nhà hát chưa có kinh phí cho việc xây dựng chương trình nghệ thuật dân gian dân tộc để phát huy truyền thống văn hóa nghệ thuật của đồng bào các dân tộc tỉnh nhà.

Văn Thư

Có thể bạn quan tâm