Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Gia Lai

Phấn đấu đến năm 2045, Việt Nam không có đói nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sáng 11-12, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì và chỉ đạo hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam-Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững.
Tại điểm cầu Gia Lai có đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh giai đoạn 2016-2020.
đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (bìa phải) và đồng chí Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh (bìa trái) dự hội nghị tại điểm cầu Gia Lai.JPEG.
Đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (bìa phải) và đồng chí Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh (bìa trái) dự hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Lê Nam
Báo cáo tại hội nghị, trong giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là hơn 93.289,6 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 42.110,4 tỷ đồng; MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam các tỉnh đã vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân ủng hộ được hơn 18.594 tỷ đồng; ngân sách địa phương đối ứng 10.065 tỷ đồng; vốn xã hội hóa dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo của địa phương là 22.112 tỷ đồng; vốn viện trợ của Ireland là 406,7 tỷ đồng.
Giai đoạn 2016-2020, trong Chương trình 30a, Trung ương đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các huyện nghèo 1.815 công trình hạ tầng thiết yếu với kinh phí 15.565,6 tỷ đồng. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo trên 1.200 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu với kinh phí bố trí 1.648 tỷ đồng. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được 3.659 dự án, cho khoảng 582,4 ngàn hộ tham gia với kinh phí 3.937 tỷ đồng. Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho 5.429 lao động, nâng cao năng lực cho hơn 18 ngàn lượt cán bộ và tuyên truyền viên cơ sở làm công tác tư vấn về lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài… Trong Chương trình 135, đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn được 14.760 công trình cơ sở hạ tầng. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn được 8712 dự án, trên 1,6 triệu hộ hưởng lợi, với kinh phí bố trí 3.742 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 được 759 dự án; dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin; dự án nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình…
Quang cảnh tại điểm cầu Gia Lai Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo 2016-2020.
Quang cảnh tại điểm cầu Gia Lai Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo 2016-2020. Ảnh: Lê Nam
Ước đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%; tỷ lệ hộ nghèo bình quân các huyện nghèo còn khoảng 24%; khoảng 32 huyện thoát nghèo, 103/292 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Dự kiến đến cuối năm 2020 thu nhập hộ nghèo tăng 1,6 lần so với cuối năm 2015, vượt chỉ tiêu đề ra là 1,5 lần…
Riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, từ năm 2016-2020, tổng kinh phí thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được hơn 1.268,9 tỷ đồng (ngân sách Trung ướng 1.183,4 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 85,5 tỷ đồng), vốn huy động từ người dân hưởng lợi hơn 18,4 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2016-2018 tỉnh ta có 4 huyện được hưởng chương trình 30a và đến giao đoạn 2019-2020 chỉ còn huyện Kông Chro được hưởng chương trình 30a. Theo đó, đối với các huyện được hưởng chương trình 30a đã được hỗ trợ 286,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ 25,3 tỷ đồng phát triển sản xuất, đa đang hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ 2.125 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Chương trình 135 đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, da đang hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo cho 139 xã đặc biệt khó khăn, 452 thôn, làng đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí hơn 806,7 tỷ đồng. Ngoài ra, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hành Chính sách xã hội để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay là hơn 221 tỷ đồng. Cấp 3.049.284 thể bảo hiển y tế cho người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người sống ở vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ 1.881 nhà ở cho hộ nghèo. Hỗ trợ làm 4.243 nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số… Trong giai đoạn 2016-2019, tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm được 12,67% (giảm từ 19,71% xuống còn 7,04%) và dự kiến đến cuối năm 2020 tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 4,5%; phấn đấu đến năm 2025 giảm tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn dưới 1%.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc-nhấn mạnh: giảm nghèo là nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội bậc nhất và mang nặng tình người nhất. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vữngphải kể đến Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 trong đó tập trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; Thủ tướng Chính phủ đã ban hàng Quyết định số 1722/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau.
“Thời gian tới, Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 vì một Việt Nam không có đói nghèo. Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ người nghèo, chuẩn nghèo đa chiều và ưu tiên người già, trẻ em và người đồng bào dân tộc thiểu số. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội các vùng khó khăn nhất là hạ tầng giao thông, giáo dục, dạy nghề, tạo điều kiện thông thương, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận nguồn lực để tự vươn lên. Tất cả các địa phương phải tiếp tục đổi mới, năng động sáng tạo trong xây dựng và thực thi chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội…”-Thủ tướng Chính Phủ nhấn mạnh.
LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm