Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Gia Lai

Sơ kết công tác thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2018

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 20-4, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính 6 tháng đầu năm 2018. Về phía lãnh đạo Bộ Tư pháp có ông Trần Tiến Dũng-Thứ trưởng Bộ Tư pháp, ông Mai Lương Khôi-quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án Dân sự (THADS). Về phía đầu cầu Gia Lai, có ông Đào Trọng Giáp-Cục trưởng THADS tỉnh.

Ông Đào Trọng Giáp-Cục trưởng Thi hành án Dân sự Gia Lai phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác thi hành án dân sự, hành chính trong 6 tháng đầu năm 2018. Ảnh: S.C
Ông Đào Trọng Giáp-Cục trưởng Thi hành án Dân sự Gia Lai phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác thi hành án dân sự, hành chính trong 6 tháng đầu năm 2018. Ảnh: S.C



Bước vào năm 2018, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo hệ thống THADS tập trung triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng đã ban hành chương trình hành động, chương trình công tác trọng tâm và các văn bản chỉ đạo liên quan lĩnh vực thi hành án dân sự; tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành theo hướng sâu sát, quyết liệt với phương châm hướng về cơ sở... Một số đơn vị có kết quả thi hành án xong về việc, về tiền đạt tỷ lệ tương đối cao so với bình quân của toàn quốc (52,61% về việc, 13,05% về tiền) như: Điện Biên, Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Lạng Sơn… Trong quá trình thi hành án, vẫn còn một số khó khăn vướng mắc liên quan đến tài sản trong những vụ án tham nhũng, kinh tế lớn. Việc thực hiện Nghị quyết số 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc qua gần 1 năm thực hiện. Nhiều tài sản kê biên, bán đấu giá nhiều lần vẫn không bán được dẫn đến thời gian thi hành án kéo dài. Bên cạnh đó, một số trường hợp đương sự chống đối quyết liệt, đặc biệt là trong quá trình cưỡng chế giao tài sản trúng đấu giá….
 
Tại địa bàn Gia Lai, kết quả thi hành án dân sự, hành chính trong 6 tháng qua đã thụ lý 10.107 việc (số cũ chuyển sang 5.732 việc, số thụ lý mới 4.375 việc; đã ủy thác 37 việc, số việc phải thi hành là 10.070 việc). Số việc có điều kiện thi hành là 6.783 việc (chiếm 67,4%), số việc chưa có điều kiện thi hành là 3.287 việc (chiếm 32,6%). Trong số việc có điều kiện thi hành, đã giải quyết xong 3.516/6.783 việc, đạt 51,84%; số việc chuyển kỳ sau là 6.554 việc, trong đó có điều kiện là 3.267 việc, tăng 40% so với số việc có điều kiện năm 2017 chuyển sang năm 2018. Về tiền, tổng số tiền đã thụ lý là 997,607 tỷ đồng (số cũ chuyển sang 817,366 tỷ đồng, số thụ lý mới 180,240 tỷ đồng); đã ủy thác 5,302 tỷ đồng, số tiền phải thi hành là 992,305 tỷ đồng.

Theo đó, số tiền có điều kiện thi hành là 523,052 tỷ đồng (chiếm 52,71% so với số phải thi hành), số tiền chưa có điều kiện thi hành là 469,253 tỷ đồng (chiếm 47,29% so với số phải thi hành). Trong số tiền có điều kiện thi hành, đã giải quyết xong 95,733 tỷ đồng/523,052 tỷ đồng (đạt 18,30%). Số tiền chuyển kỳ sau là 896,571 tỷ đồng (có điều kiện thi hành là 427,318 tỷ đồng, tăng 24% so với số tiền có điều kiện năm 2017 chuyển sang năm 2018. Với kết quả đã đạt được, THA Dân sự Gia Lai đang xếp thứ 22 toàn quốc về về tiền và xếp thứ 35 về số việc thụ lý đầu vào. So với chỉ tiêu giao năm nay, tỷ lệ hoàn thành về việc đạt tỷ lệ 52% (chỉ tiêu giao 72,5%), tỷ lệ hoàn thành về tiền đạt 18,3% (chỉ tiêu giao 32,5%).  

Để thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã đề nghị, hệ thống THADS phải quyết tâm phấn đấu, cố gắng khắc phục những khó khăn vướng mắc để đạt được chỉ tiêu năm 2018. Theo đó, toàn ngành tập trung chỉ đạo những vụ việc bán đấu giá thành mà chưa kê biên được, những vụ việc bán đấu giá không thành phải xem xét lại. Có giải pháp cụ thể, xử lý dứt điểm nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước trong những vụ án kinh tế lớn. Trong công tác chỉ đạo điều hành phải linh hoạt, đổi mới, sáng tạo, đặc biệt lãnh đạo Cục, Chi cục phải sâu sát, kiểm soát được các hoạt động công tác của đơn vị, tăng cường công tác phòng ngừa. Đồng thời, tiếp tục phát huy công tác phối hợp liên ngành cũng như vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác này...

Sơn Ca
 

Có thể bạn quan tâm