Sức khỏe

Y dược cổ truyền

Tác dụng khó tin của loài cây mọc hoang ở Việt Nam, Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí quốc tế Food Science & Nutrion cho thấy một loài cây mà một số người Việt Nam dùng uống như trà có thể tạo đột phá cho cuộc chiến chống béo phì, gan nhiễm mỡ.

Công trình được nghiên cứu bởi PGS Akiko Kojima từ Trường Cao học Đời sống con người và sinh thái thuộc Đại học Osaka Metropolitan (Nhật Bản), chỉ ra những thay đổi về trọng lượng cơ thể, mô mỡ, hình thái gan và mô mỡ trên chuột nhờ chiết xuất Mallotus furetianus.

Mallotus furetianus khô được nhiều người Trung Quốc và cả Việt Nam dùng hãm uống như trà - Ảnh minh họa từ MEDICAL XPRESS





Mallotus furetianus khô được nhiều người Trung Quốc và cả Việt Nam dùng hãm uống như trà - Ảnh minh họa từ MEDICAL XPRESS

Mallotus furetianus là một loại cây có nguồn gốc cổ xưa từ đảo Hải Nam - Trung Quốc. Hiện nay đã mọc hoang trên nhiều vùng đất của các nước châu Á, bao gồm một số vùng cao nguyên ở Việt Nam, hay được gọi là cây chóc móc, cây cám heo...

Ở nước ta, cây này vẫn được một số người dân ở vùng cao dùng để uống như trà.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã thí nghiệm lên các con chuột bị làm cho béo phì, cho chúng bổ sung chiết xuất loài cây này vào chế độ ăn trong một thời gian.

Kết quả đầy bất ngờ bởi chiết xuất Mallotus furetianus phát huy tác dụng đồng thời trong việc ngăn chặn sự gia tăng trọng lượng cơ thể và trọng lượng mô mỡ, làm thay đổi tích cực hình thái ở gan và mô mỡ.

Nghiên cứu sâu hơn về cơ chế chỉ ra chiết xuất loài cây mọc hoang này có khả năng ức chế quá trình tổng hợp chất béo ở cấp độ tế bào, bằng cách ngăn chặn sự biểu hiện của một số yếu tố phiên mã liên quan đến sự biệt hóa tế bào mỡ.

"Chúng tôi đã tìm kiếm các thành phần thực phẩm có tác dụng chống béo phì, dựa trên ý tưởng rằng nếu chúng ta có thể tìm và kết hợp chúng vào chế độ ăn, chúng ta có thể góp phần mang lại sức khỏe và tuổi thọ" - PGS Kojima cho biết.

Theo Medical Xpress, trong một nghiên cứu độc lập trước đó, nhóm của PGS Kojima cũng chứng minh được khả năng của Mallotus furetianus trong việc chống lại bệnh gan nhiễm mỡ.

Béo phì hiện được y học trong và ngoài nước xem như một bệnh nền bao trùm nhiều bệnh khác, làm suy giảm sức khỏe tổng thể, tăng nguy cơ các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, làm suy giảm chất lượng sống và tuổi thọ.

Có thể bạn quan tâm