Cụ thể, phán quyết do thẩm phán Beryl A. Howell đưa ra đã đứng về phía Văn phòng Bản quyền Mỹ. Cơ quan này trước đó đã bị ông Stephen Thaler, một người chuyên tạo ra các hình ảnh bằng AI thông qua hệ thống Creativity Machine, kiện vì từ chối cấp bản quyền cho các "tác phẩm" của ông.
Ông Thaler đã nhiều lần cố gắng đăng ký bản quyền hình ảnh cho các bức ảnh do AI tạo ra dưới yêu cầu của ông. Nếu được cấp quyền tác giả, điều này đồng nghĩa ông được công nhận là người tạo ra sản phẩm, theo trang The Verge.
Một trong những bức tranh được ông Stephen Thaler tạo ra bằng công nghệ AI. ẢNH CHỤP TỪ CREATIVITY MACHINE |
Do đó, trong phán quyết, thẩm phán Howell nhấn mạnh rằng bản quyền chưa bao giờ được cấp cho tác phẩm "không có bất kỳ bàn tay hướng dẫn nào của con người", đồng thời nói thêm rằng "quyền tác giả của con người là yêu cầu cơ bản của bản quyền".
"Luật bản quyền của Mỹ chỉ bảo vệ các tác phẩm do con người sáng tạo", theo phán quyết.
Phán quyết được đưa ra trong bối cảnh các nhà biên kịch và diễn viên ở Hollywood lo ngại rằng một số hãng phim sẽ sử dụng tác phẩm do AI tạo ra để tránh phải trả tiền cho nhà biên kịch và diễn viên. Do đó, nó mang một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với những nhà sáng tạo nghệ thuật.
Thêm một điều đặc biệt quan trọng trong phán quyết của thẩm phán Howell là nó cũng sẽ bác bỏ quyền sở hữu đối với người trả tiền để thuê người khác, trong trường hợp này là AI, tạo ra tác phẩm.
AI sáng tác nghệ thuật, ai sở hữu bản quyền? |
Cụ thể, theo lý thuyết, nếu một cá nhân được ai đó thuê để tạo ra thứ gì đó, thì bản quyền đối với sáng tạo đó sẽ thuộc về người đã trả tiền cho tác giả để tạo ra nó, mặc dù bản thân quyền tác giả vẫn thuộc về người sáng tạo.