Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Gia Lai

UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quy chế phối hợp về quản lý tài nguyên nước

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 1-7, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 437/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý tài nguyên nước.

Theo đó, đối tượng áp dụng là các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và ngoài nước (tổ chức, cá nhân) có liên quan đến hoạt động tài nguyên nước (khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước) trên địa bàn tỉnh.

Các địa phương trong tỉnh nỗ lực tìm nguồn vốn đầu tư các công trình cấp nước tập trung để hạn chế việc khoan giếng tự phát. Ảnh: Nhật Hào
Các địa phương trong tỉnh nỗ lực tìm nguồn vốn đầu tư các công trình cấp nước tập trung để hạn chế việc khoan giếng tự phát. Ảnh: Nhật Hào


Quy chế quy định chi tiết trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động tài nguyên nước. Cụ thể: Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện trách nhiệm về quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; lập và thực hiện kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt; giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng-chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông nội tỉnh.

Tuyên truyền, hướng dẫn các quy định về hoạt động tài nguyên nước; lập và trình UBND tỉnh phê duyệt và công bố vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện và các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất triển khai thực hiện nghiêm Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 20-4-2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả Đề án điều tra, đánh giá, khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến 2040.

Chủ trì cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong việc xây dựng danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh; Tham gia ý kiến về hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chủ trì cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND cấp huyện, UBND cấp xã rà soát, bổ sung các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước trình UBND tỉnh phê duyệt.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương thông tin, tuyên truyền bảo vệ tài nguyên nước, xây dựng, đề xuất phương án và triển khai thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ nguồn nước, phòng-chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra; đồng thời, hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực giấy phép tài nguyên nước, cho phép chuyển nhượng và trả lại giấy phép tài nguyên nước theo thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm về hoạt động tài nguyên nước theo quy định của pháp luật. Cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu tài nguyên nước và quản lý, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh cho các cơ quan liên quan phục vụ quản lý, bảo vệ nguồn nước theo yêu cầu của UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và tham mưu giúp UBND tỉnh cấp, gia hạn, thay đổi, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực, thu hồi Giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi. Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước để phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, sinh hoạt, có kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn và các loại rừng khác. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định quy trình vận hành điều tiết các hồ chứa nước thủy lợi. Cung cấp số liệu, dữ liệu về sử dụng nước trong nông nghiệp, công trình thủy lợi, hồ chứa thủy lợi, dự án có liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, các công trình nước sạch nông thôn cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
       
Các sở: Xây dựng, Công thương, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Cục thuế tỉnh, Công an tỉnh… phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra các hoạt động khoan khảo sát địa chất công trình, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân khi thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước. Chủ trì, tham mưu giúp UBND tỉnh công bố thông tin về chất lượng nguồn nước phục vụ ăn uống và sinh hoạt của người dân. Chỉ đạo, đôn đốc và giám sát các cơ sở y tế xây dựng các công trình xử lý nước thải và lập hồ sơ cấp Giấy phép môi trường theo quy định pháp luật. Thông báo, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân kê khai, thực hiện việc nộp thuế tài nguyên nước, thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường. Quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có hiệu quả theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các quy định khác của pháp luật; UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện trong việc quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết nội dung báo cáo. Định kỳ hàng năm (trước ngày 30-12) và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tổng hợp, theo dõi và báo cáo UBND tỉnh.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

HÀ SỰ

 

Có thể bạn quan tâm