Kinh tế

Nông nghiệp

Gia Lai: Hơn 400 mô hình phát triển kinh tế trong đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 10 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số”, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã xây dựng và nhân rộng hơn 400 mô hình giúp người dân phát triển kinh tế.
1. Làng Plei Amăng (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) triển khai tốt mô hình Không chôn cất người chết trong khu nhà mồ của làng. Ảnh Trần Dung
Làng Plei Amăng (thị trấn Phú Thiện) triển khai tốt mô hình "Không chôn cất người chết trong khu nhà mồ của làng". Ảnh: Trần Dung
Sau khi tiến hành khảo sát thực trạng, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và duy trì được hơn 400 mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong các lĩnh vực kinh tế và đời sống văn hóa-xã hội, với sự tham gia của trên 18.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh.
Cụ thể, huyện Kbang xây dựng được 137 mô hình và nhân rộng 37 mô hình hiệu quả cao, như: “Trồng chuối ghép mô”, “Nuôi dê sinh sản”, “Không có người tự tử”, “Điện thắp sáng”. Huyện Phú Thiện xây dựng được 54 mô hình và nhân rộng 41 mô hình, như: “Cánh đồng một giống đối với cây lúa”, “Di dời chuồng trại ra khỏi gầm nhà sàn”, “Vườn rau an toàn”. Huyện Kông Chro xây dựng được 48 mô hình và nhân rộng 25 mô hình, như: “Nuôi dê sinh sản” , “Trồng lúa nước”…
Cuộc vận động đã tác động mạnh mẽ đến “nếp nghĩ, cách làm” của đồng bào dân tộc thiểu số; một bộ phận người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước. Nhiều gia đình đã tự vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh.
TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm