Phóng sự - Ký sự

Mưu sinh mùa lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày này, nước lũ ở các vùng đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp, Long An… lên khá nhanh; nước lũ cũng đang chảy về vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương dự báo lũ ở thượng nguồn sông Mê Công đến sớm hơn trung bình nhiều năm, đỉnh lũ năm 2017 trên sông Cửu Long xuất hiện vào nửa đầu tháng 10, ở mức báo động 2 đến báo động 3. Đây là mức xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,1- 0,3 mét.


 

Bộ đội giúp nông dân Long An thu hoạch lúa chạy lũ về sớm
Bộ đội giúp nông dân Long An thu hoạch lúa chạy lũ về sớm



Do nước lũ về sớm nên những ngày qua một số diện tích lúa hè thu bị ngập, buộc nông dân phải thu hoạch chạy lũ; những diện tích lúa còn lại đã được gia cố đê bao bảo vệ an toàn. Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL cho biết, thực tế nước lũ về ĐBSCL ở mức báo động 3 vẫn ổn. Lũ về nhiều còn mang theo nguồn lợi thủy sản, mang phù sa bồi đắp đồng ruộng...

 

Gia cố đê bao bảo vệ lúa ở Long An
Gia cố đê bao bảo vệ lúa ở Long An



Hiện tại, nhiều hộ dân vùng lũ vừa triển khai gia cố đê bao bảo vệ sản xuất, vừa tận dụng lợi thế của lũ để đánh bắt thủy sản, nuôi cá, nuôi tôm mùa lũ. Các làng nghề ở ĐBSCL cũng tất bật sản xuất, phục vụ nhu cầu khai thác thủy sản mùa lũ. Ngành du lịch ở Đồng Tháp, An Giang... cũng được mùa khách du lịch trong nước và quốc tế.

 

 Lũ về nhiều, giúp nghề đóng xuồng ghe ở  An Giang, Đồng Tháp… sản xuất nhộp nhịp
Lũ về nhiều, giúp nghề đóng xuồng ghe ở An Giang, Đồng Tháp… sản xuất nhộp nhịp
Người dân vùng lũ ĐBSCL đặt lọp tép mưu sinh
Người dân vùng lũ ĐBSCL đặt lọp tép mưu sinh
 Người dân vùng lũ An Giang hái bông điên điển bán...
Người dân vùng lũ An Giang hái bông điên điển bán...
Cá linh, sản vật mùa lũ ở ĐBSCL
Cá linh, sản vật mùa lũ ở ĐBSCL

Nguyễn Thanh (sggp)

Có thể bạn quan tâm