(GLO)- Luân chuyển cán bộ, giáo viên là vấn đề luôn đặt ra những khó khăn, thách thức không chỉ cho lãnh đạo ngành Giáo dục mà còn là trách nhiệm của chính quyền các cấp. Làm thế nào để giải quyết hài hòa vấn đề trên là câu hỏi mà ngành Giáo dục Gia Lai đang tìm lời giải. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Phạm Ngọc Thạch-Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo về vấn đề trên.
P.V: Ông cho biết vài nét về công tác luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên của tỉnh trong thời gian qua?
- Ông Phạm Ngọc Thạch: Có thể khẳng định công tác luân chuyển cán bộ quản lý và giáo viên thể hiện tính nhân văn sâu sắc; tạo được sự công bằng trong giáo dục, được dư luận xã hội và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành đồng tình ủng hộ. Việc luân chuyển, thuyên chuyển giáo viên hàng năm đã tạo tư tưởng phấn khởi trong đội ngũ, nhất là giáo viên đang công tác ở các vùng xa, vùng khó khăn; khuyến khích đội ngũ giáo viên nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục và trình độ chuyên môn.
Giáo viên ở vùng khó khăn được chuyển ra vùng thuận lợi có cơ hội tiếp cận công nghệ thông tin, đối tượng học sinh, cách thức quản lý, giảng dạy mới... giáo viên vùng thuận lợi chuyển vào vùng khó khăn có điều kiện trải nghiệm, nắm bắt thích nghi với môi trường, có sự cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp... Công tác này cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng và điều hòa chất lượng đội ngũ.
Đây cũng là một trong những biện pháp để thay đổi môi trường công tác, chống sức ỳ, tạo động lực phấn đấu cho giáo viên, đẩy mạnh việc tự học tự rèn, nâng cao trình độ giáo viên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng đã nảy sinh một số vấn đề mới gây khó khăn cho công tác này.
P.V: Đó là những vấn đề gì?
- Ông Phạm Ngọc Thạch: Việc luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên được toàn ngành tích cực thực hiện trong nhiều năm nay, song trong quá trình thực hiện không tránh khỏi trường hợp có lúc, có nơi chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Nội vụ và ngành Giáo dục. Hội đồng xét luân chuyển của tỉnh cũng chỉ căn cứ vào đề xuất nguyện vọng tiếp nhận của các địa phương để phân số lượng giáo viên được luân chuyển về chứ chưa tạo được sự chủ động trong công việc này.
Bên cạnh đó, một số Ban Giám hiệu nhà trường chưa nghiên cứu kỹ, nắm chắc nội dung của công tác này nên việc tổ chức thực hiện chưa đảm bảo tính công khai, dân chủ; một số cán bộ, giáo viên khi đưa vào đối tượng luân chuyển còn viện dẫn nhiều lý do để trì hoãn.
Ngành luôn xác định, những người làm công tác quản lý giáo dục và giảng dạy lâu năm ở vùng khó khăn là những người chịu nhiều thiệt thòi về đời sống vật chất cũng như tinh thần, chính vì vậy việc giải quyết (khi đủ điều kiện) cho các đối tượng trên được về vùng thuận lợi, nơi có gia đình họ đang sinh sống là biện pháp để bù đắp sự thiệt thòi, tạo công bằng trong công tác đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tuy nhiên, do đội ngũ giáo viên ở vùng thuận lợi đa phần lớn tuổi hoặc thuộc diện ưu tiên phải xem xét và đa số họ đều muốn công tác gần nhà, ở những môi trường thuận lợi, cùng với những áp lực khác nên không ít giáo viên có tâm huyết vì không đủ kiên nhẫn để chờ đến phiên được luân chuyển nên họ bỏ nghề.
Cũng cần nhìn nhận một cách khách quan rằng, giáo viên bị luân chuyển là nỗi khổ không chỉ riêng giáo viên mà tất cả các thành viên trong gia đình. Có an cư thì mới lạc nghiệp. Mỗi nhà giáo cũng như bất kỳ công dân nào đều có gia đình và khi luân chuyển không phải ai cũng có điều kiện để luân chuyển gia đình theo mình đến nơi công tác mới nên khi luân chuyển vô tình đã đẩy hàng loạt gia đình giáo viên lâm vào cảnh khó khăn...
Một nguyên nhân khác là do giáo viên có nguyện vọng xin thuyên chuyển đang dạy bộ môn mà ở trường và địa phương nơi họ có nguyện vọng chuyển đến không có nhu cầu nên cũng gây ách tắc. Cũng phải kể đến một số nguyên nhân khác như một số địa phương chưa thực sự quan tâm ưu tiên tiếp nhận đối với giáo viên được luân chuyển. Có địa phương khi được giao biên chế thì thực hiện việc tuyển dụng mới hoặc dành cho các trường hợp thuyên chuyển. Cũng có địa phương “găm” chỉ tiêu, không mở rộng cửa với những người đã công tác ở miền núi lâu năm...
Đặc biệt, trên một khía cạnh khác thì không ngành nào mà các hiệu trưởng giỏi, các giáo viên có năng lực khi được cân nhắc, điều động làm cán bộ quản lý lại có tâm trạng buồn như ở ngành Giáo dục, bởi khi còn làm giáo viên, ngoài lương nhiều người còn tăng gia sản xuất, làm kinh tế… để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nhưng khi điều động làm cán bộ quản lý thì thu nhập của họ giảm 50% vì họ không còn thời gian và điều kiện để tăng gia sản xuất nữa mà ngành thì không thể bỏ thêm thời gian để đào tạo lại cán bộ nên rất khó để tìm ra một cán bộ giỏi…
P.V: Vậy có cách gì để thực hiện việc luân chuyển đạt hiệu quả hơn?
- Ông Phạm Ngọc Thạch: Theo tôi ngoài sự phối hợp giữa các ngành có liên quan thì việc xét luân chuyển, thuyên chuyển, tuyển dụng mới cũng phải có kế hoạch và được thực hiện một cách chặt chẽ, trong đó phải thực sự ưu tiên đối với giáo viên được luân chuyển từ vùng khó khăn về.
Bên cạnh đó phải có cơ chế phân cấp cho ngành dọc, bởi vì hơn ai hết những người quản lý ngành dọc hiểu rõ, nắm vững số lượng, nhu cầu cán bộ, giáo viên cần được tiếp nhận, luân chuyển, biên chế thừa thiếu giữa các bộ môn, các trường học, vì thế việc luân chuyển, tiếp nhận sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Cần phải có chế độ chính sách để điều động, khuyến khích các giáo viên trẻ vùng thuận lợi lên vùng khó khăn một thời gian nhất định. Song song với cơ chế này là một chính sách bồi dưỡng để làm thế nào giáo viên vùng khó khăn có đủ năng lực, điều kiện đảm nhận việc giảng dạy ở các vùng thuận lợi. Và để giải quyết việc này thì một mình ngành Giáo dục không thể làm được mà phải có sự phối hợp hành động của nhiều sở, ngành liên quan. Ví dụ, để giải quyết vấn đề biên chế cho giáo viên, cần có sự nhất trí của ngành Nội vụ, về giải quyết bồi dưỡng năng lực cho giáo viên vùng khó khăn đòi hỏi phải có sự tham gia và kinh phí từ ngành Tài chính…
Đặc biệt, cần phải hoạch định chiến lược về nguồn nhân lực cho ngành Giáo dục của tỉnh để tránh tình trạng đào tạo không định hướng. Vì thực tế mỗi năm sinh viên tốt nghiệp nhiều, có nhu cầu giải quyết việc làm nhưng ngành chỉ có thể giải quyết được 1/10 số ấy vì còn phải chừa chỗ cho những giáo viên luân chuyển, thuyên chuyển. Và năm nào cũng đều như vậy nên nguồn nhân lực này “tồn đọng” khá nhiều gây lãng phí lớn...
P.V: Xin cảm ơn ông. Chúc ông và toàn thể cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai lời chúc sức khỏe, thành đạt nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Ông Phạm Ngọc Thạch |
Giáo viên ở vùng khó khăn được chuyển ra vùng thuận lợi có cơ hội tiếp cận công nghệ thông tin, đối tượng học sinh, cách thức quản lý, giảng dạy mới... giáo viên vùng thuận lợi chuyển vào vùng khó khăn có điều kiện trải nghiệm, nắm bắt thích nghi với môi trường, có sự cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp... Công tác này cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng và điều hòa chất lượng đội ngũ.
Đây cũng là một trong những biện pháp để thay đổi môi trường công tác, chống sức ỳ, tạo động lực phấn đấu cho giáo viên, đẩy mạnh việc tự học tự rèn, nâng cao trình độ giáo viên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng đã nảy sinh một số vấn đề mới gây khó khăn cho công tác này.
P.V: Đó là những vấn đề gì?
- Ông Phạm Ngọc Thạch: Việc luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên được toàn ngành tích cực thực hiện trong nhiều năm nay, song trong quá trình thực hiện không tránh khỏi trường hợp có lúc, có nơi chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Nội vụ và ngành Giáo dục. Hội đồng xét luân chuyển của tỉnh cũng chỉ căn cứ vào đề xuất nguyện vọng tiếp nhận của các địa phương để phân số lượng giáo viên được luân chuyển về chứ chưa tạo được sự chủ động trong công việc này.
Bên cạnh đó, một số Ban Giám hiệu nhà trường chưa nghiên cứu kỹ, nắm chắc nội dung của công tác này nên việc tổ chức thực hiện chưa đảm bảo tính công khai, dân chủ; một số cán bộ, giáo viên khi đưa vào đối tượng luân chuyển còn viện dẫn nhiều lý do để trì hoãn.
Lớp học ở huyện Biên giới Đức Cơ. Ảnh: Minh Thi |
Cũng cần nhìn nhận một cách khách quan rằng, giáo viên bị luân chuyển là nỗi khổ không chỉ riêng giáo viên mà tất cả các thành viên trong gia đình. Có an cư thì mới lạc nghiệp. Mỗi nhà giáo cũng như bất kỳ công dân nào đều có gia đình và khi luân chuyển không phải ai cũng có điều kiện để luân chuyển gia đình theo mình đến nơi công tác mới nên khi luân chuyển vô tình đã đẩy hàng loạt gia đình giáo viên lâm vào cảnh khó khăn...
Một nguyên nhân khác là do giáo viên có nguyện vọng xin thuyên chuyển đang dạy bộ môn mà ở trường và địa phương nơi họ có nguyện vọng chuyển đến không có nhu cầu nên cũng gây ách tắc. Cũng phải kể đến một số nguyên nhân khác như một số địa phương chưa thực sự quan tâm ưu tiên tiếp nhận đối với giáo viên được luân chuyển. Có địa phương khi được giao biên chế thì thực hiện việc tuyển dụng mới hoặc dành cho các trường hợp thuyên chuyển. Cũng có địa phương “găm” chỉ tiêu, không mở rộng cửa với những người đã công tác ở miền núi lâu năm...
Đặc biệt, trên một khía cạnh khác thì không ngành nào mà các hiệu trưởng giỏi, các giáo viên có năng lực khi được cân nhắc, điều động làm cán bộ quản lý lại có tâm trạng buồn như ở ngành Giáo dục, bởi khi còn làm giáo viên, ngoài lương nhiều người còn tăng gia sản xuất, làm kinh tế… để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nhưng khi điều động làm cán bộ quản lý thì thu nhập của họ giảm 50% vì họ không còn thời gian và điều kiện để tăng gia sản xuất nữa mà ngành thì không thể bỏ thêm thời gian để đào tạo lại cán bộ nên rất khó để tìm ra một cán bộ giỏi…
P.V: Vậy có cách gì để thực hiện việc luân chuyển đạt hiệu quả hơn?
- Ông Phạm Ngọc Thạch: Theo tôi ngoài sự phối hợp giữa các ngành có liên quan thì việc xét luân chuyển, thuyên chuyển, tuyển dụng mới cũng phải có kế hoạch và được thực hiện một cách chặt chẽ, trong đó phải thực sự ưu tiên đối với giáo viên được luân chuyển từ vùng khó khăn về.
Bên cạnh đó phải có cơ chế phân cấp cho ngành dọc, bởi vì hơn ai hết những người quản lý ngành dọc hiểu rõ, nắm vững số lượng, nhu cầu cán bộ, giáo viên cần được tiếp nhận, luân chuyển, biên chế thừa thiếu giữa các bộ môn, các trường học, vì thế việc luân chuyển, tiếp nhận sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Cần phải có chế độ chính sách để điều động, khuyến khích các giáo viên trẻ vùng thuận lợi lên vùng khó khăn một thời gian nhất định. Song song với cơ chế này là một chính sách bồi dưỡng để làm thế nào giáo viên vùng khó khăn có đủ năng lực, điều kiện đảm nhận việc giảng dạy ở các vùng thuận lợi. Và để giải quyết việc này thì một mình ngành Giáo dục không thể làm được mà phải có sự phối hợp hành động của nhiều sở, ngành liên quan. Ví dụ, để giải quyết vấn đề biên chế cho giáo viên, cần có sự nhất trí của ngành Nội vụ, về giải quyết bồi dưỡng năng lực cho giáo viên vùng khó khăn đòi hỏi phải có sự tham gia và kinh phí từ ngành Tài chính…
Đặc biệt, cần phải hoạch định chiến lược về nguồn nhân lực cho ngành Giáo dục của tỉnh để tránh tình trạng đào tạo không định hướng. Vì thực tế mỗi năm sinh viên tốt nghiệp nhiều, có nhu cầu giải quyết việc làm nhưng ngành chỉ có thể giải quyết được 1/10 số ấy vì còn phải chừa chỗ cho những giáo viên luân chuyển, thuyên chuyển. Và năm nào cũng đều như vậy nên nguồn nhân lực này “tồn đọng” khá nhiều gây lãng phí lớn...
P.V: Xin cảm ơn ông. Chúc ông và toàn thể cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai lời chúc sức khỏe, thành đạt nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Bích Nga (thực hiện)