Multimedia

Emagazine

E-magazine Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau gần 95 năm hình thành và phát triển, đô thị Pleiku đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với những mốc son đáng nhớ. Ngày 3-12-1929, Khâm sứ Trung Kỳ đã ban hành Nghị định thành lập đơn vị hành chính Pleiku. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của thị xã Pleiku về mặt pháp lý, trở thành thủ phủ của “Đại lý hành chính” Pleiku.

Sau khi được định danh, thị xã Pleiku phải gồng mình chống lại ách cai trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân các dân tộc Pleiku đã viết nên những trang sử hào hùng.

Hơn 60 năm gắn bó với Pleiku, ông Nguyễn Quang Hiền (3A Tăng Bạt Hổ) đã chứng kiến bao thăng trầm của phố núi Pleiku. Ông Hiền hồi nhớ: “Trong giai đoạn 1965-1972, khi Mỹ chiếm đóng, Pleiku bắt đầu được quy hoạch, định hình một số tuyến đường, khu dân cư, hoạt động kinh doanh thương mại-dịch vụ nhộn nhịp hơn.

Tuy nhiên, thị xã Pleiku cũng chỉ gói gọn trong một không gian khá nhỏ (trong vòng bán kính hơn 1 km), mà vòng xoay Diệp Kính bây giờ được xem là trung tâm của thị xã xưa. Chỉ một số tuyến đường chính được thảm nhựa như: Hoàng Diệu (Hùng Vương), Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Quang Trung, Lê Lợi…; còn lại hầu hết là đường đất, nắng bụi, mưa lầy. Ngay cả khu vực ngã ba Hoa Lư lúc bấy giờ cũng toàn đường đất, dân cư thưa thớt. Đặc biệt, tháng 3-1975, Pleiku khá ngổn ngang, hoang tàn với nhiều tàn tích của chiến tranh, nhất là sau cuộc tháo chạy hỗn loạn của ngụy quyền Sài Gòn khỏi cao nguyên trung phần”.

Khi ấy, ông Phương và đồng đội được lệnh bảo vệ các mục tiêu trọng yếu của Pleiku cũng như tổ chức các tổ làm công tác dân vận, tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về bản chất của cuộc chiến tranh, mục tiêu, lý tưởng của Đảng, chính quyền cách mạng và Quân Giải phóng.

“Vì nhiều người dân tin lời xuyên tạc của địch là “Việt cộng vào sẽ bắn giết hết” nên không chỉ những gia đình liên quan đến ngụy quân, ngụy quyền theo tàn quân địch bỏ chạy mà một số người dân cũng hoang mang và chạy trốn khỏi Pleiku.

Lúc này, chúng tôi cùng với các lực lượng tiếp quản Pleiku bằng mọi hình thức phát thông báo đến bà con: “Đồng bào đừng sợ hãi! Bộ đội giải phóng sẽ không làm hại ai cả. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sẽ bảo vệ đồng bào… Pleiku đã ở trong tay Nhân dân”.

Còn ông Hồ Văn (thôn 3, xã Trà Đa) thì vẫn nhớ như in cuộc tháo chạy khỏi Pleiku của bản thân, gia đình và người dân cách đây gần nửa thế kỷ. Ông Văn cho biết: “Lúc đó, vì nghe, tin lời lừa phỉnh, dụ dỗ và cưỡng ép của chính quyền ngụy, người dân chúng tôi ồ ạt, chen lấn nhau tháo chạy theo đường 7 về đồng bằng. Về tới Phú Bổn (thị xã Ayun Pa bây giờ) thì bị mắc kẹt lại ở đây rất nhiều, mọi người chạy toán loạn, người vào rừng, người men theo sông Ba xuôi về Phú Yên…

Riêng gia đình tôi, sau 1 đêm ở lại phi trường Phú Bổn thì quay trở lại Pleiku theo tiếng gọi của bộ đội, chính quyền cách mạng. Khi quay trở lại cửa ngõ Pleiku (gần Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai hiện nay), khung cảnh thị xã lúc đó vẫn rất hỗn loạn, vẫn còn tiếng súng nổ, khói lửa bốc cháy… Dù vậy, được sự hướng dẫn của bộ đội, chúng tôi quay trở về nhà mình an toàn và sẵn sàng cùng với chính quyền thị xã bước vào công cuộc tái thiết, xây dựng quê hương”.

Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Pleiku đoàn kết, chung sức, đồng lòng để kiến thiết, xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cụ thể, hưởng ứng chiến dịch “100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất” do tỉnh phát động, Pleiku đề ra mục tiêu chuyển 25 ngàn dân nội thị ra vùng ven sản xuất nông nghiệp, hình thành những điểm dân cư mới; đồng thời, khai hoang trên 2 ngàn ha đất ruộng, nâng diện tích canh tác lên 6 ngàn ha nhằm ổn định cuộc sống người dân.

Những ngày đầu đi khai hoang, cuộc sống khá vất vả, nhà ở thì tạm bợ, cơ sở hạ tầng hầu như chưa được đầu tư. Tuy vậy, với sự quyết tâm, cần cù lao động của bà con cũng như được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, kinh tế-xã hội phát triển vượt bậc, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc”.

Theo ba mẹ từ Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) lên Pleiku từ năm 1964 khi mới 4 tuổi, rồi gắn bó đến nay, ông Huỳnh Tường (tổ 5, phường Hoa Lư) đã có nhiều đóng góp cho công cuộc tái thiết, xây dựng Phố núi.

Sau ngày giải phóng, ông Triệu La Phương tiếp tục ở lại Pleiku và cùng với cán bộ, chiến sĩ của Thành Đội phát triển lực lượng dân quân tự vệ, ổn định tình hình quốc phòng-an ninh tại địa phương. Đồng thời, tập trung vận động người dân tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước đưa Pleiku vươn lên từ tàn tích của chiến tranh.

Cùng với những chủ trương và quyết sách đúng đắn của Đảng bộ TP. Pleiku, nhất là tranh thủ sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh và phát huy tốt tiềm năng, nội lực nên từ một thị xã hoang tàn, đổ nát do chiến tranh tàn phá, Pleiku từng bước phát triển toàn diện về mọi mặt.

Mốc son đầu tiên đánh dấu cho sự trưởng thành của đô thị Pleiku là vào ngày 24-4-1999, thị xã Pleiku được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh theo Nghị định số 29/1999/NĐ-CP của Chính phủ. 10 năm sau, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 249/QĐ-TTg công nhận TP. Pleiku là đô thị loại II và tiếp đến trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào đầu năm 2020. Trải qua gần 95 năm với bao thăng trầm, Pleiku ngày càng phát triển, xứng tầm là trung tâm chính trị-văn hóa-xã hội của tỉnh.

Trong đó, thành phố đã tập trung quy hoạch, đầu tư chỉnh trang hạ tầng đô thị, thu hút đầu tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ lệ ngành công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ và giảm dần sản xuất nông nghiệp…

Bên cạnh phát huy những lợi thế về vị trí địa lý, TP. Pleiku cũng đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng nên ngày càng thu hút các nhà đầu tư triển khai nhiều dự án, nhất là tại Khu Công nghiệp Trà Đa, Cụm Công nghiệp Diên Phú và nhiều dự án trọng điểm đang được thành phố kêu gọi hứa hẹn tạo bước đột phá cho Pleiku thời gian tới.

“Trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020-2025), kinh tế đạt mức tăng trưởng gần 9,41%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp, trong đó, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 53,99%; công nghiệp-xây dựng chiếm 42,06%; nông nghiệp chiếm 3,95%.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 110,47 triệu đồng/năm, gấp 1,29 lần so với đầu nhiệm kỳ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo hướng bền vững, hiện còn 0,24%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 0,61%. Dịch vụ vận tải, ngân hàng, bưu chính, viễn thông, bảo hiểm... tiếp tục mở rộng về quy mô, chất lượng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Có thể bạn quan tâm