Khu nhà mồ làng Lút (xã Ia Phí) nằm dưới những bóng đa cổ thụ. Hàng chục nhà mồ mới, cũ nằm đan xen trên một khoảng đất rộng nhìn ra cánh đồng mênh mông. Lễ bỏ mả đã được người dân làng Lút duy trì qua bao mùa lễ hội như một nét đẹp văn hóa.
Sau 1 năm chuẩn bị, gia đình ông Rơ Châm Đe quyết định tổ chức bỏ mả cho mẹ ruột và bố vợ cùng 1 lúc. Ông Đe cho biết, mẹ đẻ mất đã 16 năm, còn bố vợ mất gần 20 năm. Gia đình ông đã mua 2 con trâu để tổ chức bỏ mả. Ngoài ra, họ hàng, con cháu trong dòng họ và các làng lân cận đã góp thêm nhiều trâu, bò. Sau lễ hội, người chết mới thực sự chấm dứt mọi liên hệ, ràng buộc với người sống.
Không chỉ là việc riêng của gia đình ông Đe, đây là lễ hội dân gian lớn nhất trong năm của người dân làng Lút bởi có sự chung tay của cả cộng đồng. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Văn Doanh nhận xét rằng, lễ pơ thi là “lễ hội lớn nhất, vui nhất, mang tính văn hóa nhất và cũng mang tính cộng đồng nhất của Tây Nguyên”.
Sau đây là một số hình ảnh trong lễ pơ thi của người dân làng Lút, xã Ia Phí.
Rượu cần trong ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc |
Tượng gỗ đặt quanh khu nhà mồ là cách người sống gửi gắm tình cảm sâu nặng với người đã khuất. Ảnh: Hoàng Ngọc |
Dân làng chuẩn bị món ăn cho ngày hội lớn nhất trong năm. Ảnh: Hoàng Ngọc |
Vào ngày cuối cùng của lễ hội sẽ xuất hiện những "ma bùn" (bram). Đây là nghi lễ không thể thiếu trong lễ pơ thi. Ảnh: Hoàng Ngọc |
Toàn cảnh khu nhà mồ làng Lút. Ảnh: Hoàng Ngọc |