Tin tức

Bên trong con đập lớn nhất hành tinh của Trung Quốc có gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là con đập lớn nhất hành tinh, không chỉ có vẻ đồ sộ bên ngoài, cấu trúc bên trong của đập Tam Hiệp – công trình được mệnh danh là Vạn Lý Trường Thành thứ 2 của Trung Quốc – cũng được thiết kế, vận hành vô cùng phức tạp.



 Tàu đi qua đập Tam Hiệp (ảnh: SCMP)
Tàu đi qua đập Tam Hiệp (ảnh: SCMP)


Theo Interesting Engineering, đập Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay. Con đập được xây dựng năm 1994 tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc và chính thức hoàn thiện vào năm 2012.

Đập Tam Hiệp là đập trọng lực bê tông. Con đập chống chịu sức nước từ sông Dương Tử chủ yếu bằng trọng lượng của thân đập.

Với chiều dài 2.355 mét, việc xây dựng đập Tam Hiệp tiêu tốn khoảng 28 triệu tấn bê tông và 463.000 tấn thép.

Phần thân đập Tam Hiệp hoàn thành năm 2006. Đỉnh đập cao 185 mét so với mực nước biển. Hình dạng mặt cắt của đập Tam Hiệp là hình thang. Bề dày của thân đập ở trên cùng là 15 mét và bề dày phần đáy là 124 mét.


 

 Công suất phát điện hàng năm của đập Tam Hiệp có thể đạt hơn 100 tỷ Kwh (ảnh: Xinhua)
Công suất phát điện hàng năm của đập Tam Hiệp có thể đạt hơn 100 tỷ Kwh (ảnh: Xinhua)



Hồ chứa của đập Tam Hiệp có dung tích lên tới 39,3 tỷ mét khối. Con đập bền vững tới nỗi có thể chịu nổi sức công phá của tên lửa, thậm chí là tấn công hạt nhân quy mô nhỏ.

Đập Tam Hiệp được thiết kế một khu vực riêng ở bên trong cho các tàu thuyền di chuyển qua. Công trình này là một thang máy 5 tầng, sử dụng hệ thống thủy lực để hạ hoặc nâng tàu đi qua.

Ước tính, có khoảng 130 tàu thuyền đi qua đập Tam Hiệp mỗi ngày.


 

Công trình nâng tàu qua đập Tam Hiệp (ảnh: Sohu)
Công trình nâng tàu qua đập Tam Hiệp (ảnh: Sohu)
Phòng điều khiển trong đập Tam Hiệp (ảnh: Xinhua)
Phòng điều khiển trong đập Tam Hiệp (ảnh: Xinhua)
Lắp ráp hệ thống máy phát điện trong đập Tam Hiệp (ảnh: Xinhua)
Lắp ráp hệ thống máy phát điện trong đập Tam Hiệp (ảnh: Xinhua)
Đập Tam Hiệp không chỉ giúp điều tiết lũ mà còn khiến giao thông thủy thuận lợi hơn (ảnh: China Guide)
Đập Tam Hiệp không chỉ giúp điều tiết lũ mà còn khiến giao thông thủy thuận lợi hơn (ảnh: China Guide)
Sự rộng lớn bên trong cấu trúc thân đập (ảnh: Xinhua)
Sự rộng lớn bên trong cấu trúc thân đập (ảnh: Xinhua)



Hệ thống thủy lực nâng tàu của đập Tam Hiệp còn được biết tới với cái tên "the ship lift”. Công trình này có khả năng giúp một con tàu nặng 3.000 tấn đi qua chỉ trong 10 phút.

Tổng công suất lắp đặt của đập Tam Hiệp là 22,5 triệu Kwh và công suất phát điện hàng năm của đập có thể đạt hơn 100 tỷ Kwh.

Lượng điện này chủ yếu được truyền tải tới các tỉnh thành như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Trùng Khánh, Thượng Hải… Các máy phát điện chính của đập nặng khoảng 6.000 tấn, theo China Guide.


 

https://danviet.vn/ben-trong-con-dap-lon-nhat-hanh-tinh-cua-tq-co-gi-502020679592468.htm

Theo VƯƠNG NAM (tổng hợp/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm