Tin tức

Cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày, quyết định của OPEC+ làm nhiều nước lao đao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong cuộc họp chính sách tháng 10 của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) , nhóm này quyết định giảm sản lượng dầu tháng 11/ 2022 ở mức 2 triệu thùng/ngày so với tháng 10, tương đương 2% tổng nguồn cung dầu thế giới. Tuy vậy, với 14 trên 20 thành viên thực tế đang gặp khó khăn trong việc sản xuất theo hạn ngạch cũ, mức giảm có thể không đến mức 2 triệu thùng/ngày.

Cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày, quyết định của OPEC+ làm nhiều nước lao đao ảnh 1

Trạm bơm khí đốt của Nga ở Bắc Cực. Ảnh: AFP/TTXVN

Với chính sách trên, theo ước tính của Saudi Arabia, sản lượng sẽ giảm khoảng 1-1,1 triệu thùng/ngày, Goldman Sachs ước tính 0,4-0,6 triệu thùng/ngày. Ngân hàng này tin rằng chỉ có Saudi Arabia, Iraq, UAE và Kuwait mới cần phải cắt giảm sản lượng để tuân thủ hạn ngạch. Quyết định của OPEC+ đã vấp phải sự phản đối của các quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu, đặc biệt là Mỹ.

Giá dầu thô thế giới sáng nay ( 3/11) quay đầu giảm sau khi tăng vọt gần 2% phiên trước. Dầu WTI mất 0,8% về 89,28 USD/thùng, dầu Brent mất 0,6% về 95,59 USD/thùng. Chốt phiên giao dịch khuya 2/11, giá dầu thô Brent tăng 1,6% lên 96,16 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,8% lên 90 USD/thùng.

Theo Reuters, dự trữ dầu thô của Mỹ tuần qua giảm khoảng 3,1 triệu thùng, tồn kho xăng cũng giảm trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất tăng nhẹ trước mùa đông năm nay trong bối cảnh nhu cầu dự kiến ​​sẽ tăng. Bên cạnh đó, lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu của Nga bắt đầu từ ngày 5/12. Những diễn biến đó nhiều dự báo nguồn cung có thể thắt chặt trong thời gian tới.

OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu/ngày. Nga giảm sản lượng xuất khẩu sẽ tạo áp lực lớn lên nguồn cung dầu thô, xăng dầu toàn cầu...và thị trường trong nước cũng sẽ rất khó khăn

Trong một động thái khác, mới đây, Iran cho biết có thể gia nhập liên minh thương mại tự do do Nga dẫn đều. Theo kênh truyền hình RT, Iran dự kiến sớm gia nhập Liên minh Kinh tế Á Âu (EEU) để tránh sự trừng phạt của Mỹ và phương Tây liên quan đến vấn đề năng lượng.

Báo cáo của cơ quan chức năng Nga cho biết, trong tháng 10, sản lượng Xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Nga tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2022, thời điểm Nga vừa mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

“Quyết định trên của OPEC+ ảnh hưởng nhất định đến thị trường xăng dầu Việt Nam”- theo ông Lê Mạnh Hùng-Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tại hội nghị trực tuyến giữa Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên với các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu diễn ra chiều ngày 3/11.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, cho biết trong gian qua, xuất hiện một số doanh nghiệp thoái thác trách nhiệm đảm bảo tổng giao xăng dầu mà Bộ đã phân giao. Cụ thể trong 36 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu chỉ có 22 doanh nghiệp thực hiện đạt và vượt kế hoạch, kế hoạch bổ sung. Bộ cùng các ngành chức năng tổ chức rà soát việc thực hiện nhiệm vụ và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, đầu cơ, găm hàng…

Theo quy định tại Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, thương nhân đầu mối kinh doanh và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng 20 ngày cung ứng. Thế nhưng trong thực tế nhiều năm qua, dự trữ thương mại trung bình của các doanh nghiệp đầu mối rất thấp, chỉ đạt 5 - 6 ngày.

TS ( từ TTXVN, TNO, baochinhphu.vn)

Có thể bạn quan tâm