Với việc các số liệu mới cho thấy kinh tế hồi phục mạnh mẽ, các nước châu Á- Thái Bình Dương được dự báo sẽ sớm xem xét biện pháp thắt chặt tài chính và tiền tệ.
Tại khu vực các nước trong khu vực kinh tế năng động nhất thế giới là khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Australia đã đi đầu trong việc từ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ qua việc tăng lãi suất ba lần trong thời gian qua.
Khi kinh tế đã tăng trưởng, Châu Á có thể không còn nhất thiết phải có các biện pháp hỗ trợ thời khủng hoảng nữa. |
Một số nước khác cũng đã bắt đầu cảm nhận được áp lực về giá cả khi nền kinh tế của họ hồi phục, mặc dù vẫn chưa tới mức mà họ buộc phải yêu cầu ngân hàng trung ương bắt đầu chính sách thắt chặt tiền tệ.
Đơn cử, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) đã bắt đầu thu lại gói kích thích kinh tế của mình nhằm giảm nguy cơ lạm phát sau khi tăng trưởng tín dụng đã tăng lên mức kỷ lục.
Các nước châu Á- Thái Bình Dương được dự báo sẽ sớm xem xét biện pháp thắt chặt tài chính và tiền tệ là vì trong bức tranh kinh tế thế giới đượm màu xám trong thời khủng hoảng 2008-2009 thì khu vực này đã sớm vượt qua khó khăn để vươn lên.
Khi kinh tế đã tăng trưởng, có thể không còn nhất thiết phải có các biện pháp hỗ trợ thời khủng hoảng nữa. Chính sách tài chính và tiền tệ cũng không thể nới lỏng và ưu đãi nữa mà phải thắt chạt hơn nhằm đề phòng lạm phát, tăng trưởng nóng hoặc bong bóng.
Theo ước tính của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thì tăng trưởng của châu Á vẫn đạt tầm 4,5% trong năm 2009 trong bối cảnh thế giới tăng trưởng chỉ trên 0 một chút, thậm chí nhiều nước vẫn tăng trưởng âm và một số trường hợp còn đối mặt với phá sản quốc gia như Dubai hay Hy Lạp.
Quả vậy, các số liệu gần đây của nhiều nền kinh tế khu vực châu Á đang cho thấy tốc độ phục hồi nhanh hơn dự đoán.
Đơn cử, các nền kinh tế Trung Quốc, đặc khu Hồng Kông, vùng lãnh thổ Đài Loan và Hàn Quốc ước đạt mức tăng trưởng 5,1% trong năm 2009.
Theo Vietnamnet