Multimedia

Emagazine

E-magazine Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo: Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Giờ học môn Toán của lớp 8A3, Trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Sê) diễn ra sôi nổi, hào hứng. Dưới sự hướng dẫn của thầy Ngô Quý Khoa, những con số, phép tính khô khan trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn. Với việc ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng điện tử và kết nối với hệ thống ti vi thông minh trong quá trình giảng dạy, thầy Khoa đã giúp cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Thầy Ngô Quý Khoa-giáo viên Trường THCS Chu Văn An (huyện Chư Sê) ứng dụng CNTT để xây dựng bài giảng điện tử. Ảnh : Mộc Trà

Thầy Ngô Quý Khoa-giáo viên Trường THCS Chu Văn An (huyện Chư Sê) ứng dụng CNTT để xây dựng bài giảng điện tử. Ảnh : Mộc Trà

Em Từ Bảo Lâm hồ hởi nói: “Em rất thích những tiết học như thế này. Bởi lẽ, chúng em dễ dàng tiếp cận, nắm bắt bài học thông qua những hình ảnh, video minh họa sinh động. Ngoài Toán, môn Khoa học tự nhiên cũng khá thú vị khi thầy-cô giáo ứng dụng CNTT để thiết kế bài giảng”.

“Nhà trường quản lý, vận hành và sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý trường học (SMAS) kết nối đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu ngành; ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy-học, kiểm tra-đánh giá và trong việc kết nối, trao đổi thông tin giữa phụ huynh với nhà trường… Nhà trường cũng đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp trên cho phép sử dụng phần mềm Edoc của Viettel để quản lý hồ sơ, sổ sách giáo dục để thay thế cho phần mềm K12 Online còn nhiều hạn chế”-cô Hà thông tin.

Ngoài ra, Trường Tiểu học Ngô Mây cũng là đơn vị tiên phong của bậc Tiểu học trong toàn tỉnh triển khai thí điểm học bạ điện tử trên phần mềm SMAS và là trường tiểu học đầu tiên của TP. Pleiku thực hiện quản lý hồ sơ cá nhân của giáo viên và hồ sơ của nhà trường trên hệ thống Edoc của Viettel thay vì trên ứng dụng Google Drive. Đến nay, 100% phòng học của trường đều được trang bị ti vi thông minh kết nối internet; 100% cán bộ, giáo viên đều sử dụng thành thạo các phần mềm giáo dục và chữ ký số cho hồ sơ điện tử. Việc thu-chi học phí và các khoản thu khác theo quy định đều thông qua tài khoản của nhà trường tại ngân hàng, hoàn toàn không sử dụng tiền mặt. Nhà trường còn đầu tư mua sắm thiết bị để triển khai xây dựng thư viện thông minh kết hợp với thư viện truyền thống phục vụ nhu cầu của cán bộ, giáo viên và học sinh.

“Khi thực hiện chuyển đổi số, không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng lên. Công tác quản trị nhanh chóng, chặt chẽ. Giáo viên chủ động, sáng tạo hơn trong thiết kế bài giảng, xây dựng kế hoạch bài dạy, kế hoạch giáo dục và trong công tác chủ nhiệm lớp. Học sinh có nhiều trải nghiệm thực tế sinh động, thú vị ở từng tiết học, qua đó tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng được tốt hơn”-thầy Thành đánh giá.

Triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GD-ĐT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ, Sở GD-ĐT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 664/QĐ-UBND ngày 1-11-2022 ban hành Kế hoạch “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GD-ĐT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Gia Lai”. Mục tiêu của Kế hoạch là nhằm thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trong toàn ngành; đổi mới mạnh mẽ phương thức dạy và học, quản lý và quản trị nhà trường một cách hiệu quả, tiến tới xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số của địa phương.

Ngoài ra, nhiều mô hình, cách làm hiệu quả về chuyển đổi số trong GD-ĐT đã được triển khai như: mô hình “Trường học không tiền mặt” với sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục và các ngân hàng trong triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt;

Giám đốc Sở GD-ĐT nhìn nhận: Những thành tựu đạt được cho thấy, chuyển đổi số trong GD-ĐT đã phần nào đáp ứng nhu cầu đổi mới. Tuy nhiên, quá trình triển khai nhiệm vụ này cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể: nhận thức về chuyển đổi số và trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh còn yếu, chưa bắt kịp sự thay đổi công nghệ; cơ sở vật chất, hạ tầng mạng, trang-thiết bị chưa đồng bộ; ngân sách đầu tư, mua sắm thiết bị CNTT trong ngành hạn chế; các chương trình, dự án đầu tư về CNTT của Trung ương không có… Thêm vào đó, nhiều trường học đứng chân ở xã có địa bàn rộng, kinh tế-xã hội khó khăn nên việc bố trí phương tiện, thiết bị làm việc để triển khai sử dụng hệ thống CNTT phục vụ chuyển đổi số còn rất hạn chế.

Để tạo đột phá trong công tác chuyển đổi số, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết: Sở sẽ tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm từng bước khả thi hóa các nội dung, mục tiêu đặt ra trong kế hoạch. Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung làm nền tảng xây dựng các phần mềm, công cụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục; tiến hành chuẩn hóa hệ thống phần mềm quản lý, tổ chức hoạt động dạy và học sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo tính khả thi; tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học ở tất cả cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm