Multimedia

Emagazine

Infographic Trải nghiệm tour du lịch cộng đồng ở phố núi

sapo.jpg

Dù không tránh khỏi tác động của tốc độ đô thị hóa, nhưng làng Ốp hiện vẫn còn giữ được nhiều đặc điểm của một làng Jrai lâu đời. Và đặc trưng “làng trong phố” gợi sự tò mò cho du khách khi đến với phố núi Pleiku.

Làng có hơn 200 hộ người Jrai sinh sống lâu đời bên miệng núi lửa âm độc đáo nên trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Anh Puih Alik vừa hoàn thiện một homestay theo kiến trúc nhà sàn truyền thống Jrai, có đầy đủ vật dụng sinh hoạt thiết yếu. Từ chỗ ngủ, với tay mở cửa sổ, khách có thể tận hưởng cảnh sắc cao nguyên với sương sớm bảng lảng trên cánh đồng làng, khói bếp bay lên nơi những nóc nhà dưới thung lũng.

Gia đình anh Alik trở thành hộ đầu tiên của làng Ốp đầu tư dịch vụ lưu trú tại nhà. Vợ chồng anh còn hướng dẫn cách hái cà phê, gặt lúa, làm rượu cần, hái măng, hái rau... nếu khách có nhu cầu được trải nghiệm.

anh-puih-alik-ngoai-cung-ben-trai-gioi-thieu-homestay-cua-gia-dinh-voi-doanh-nghiep-du-lich.jpg
Anh Puih Alik (ngoài cùng bên trái) giới thiệu homestay của gia đình với doanh nghiệp du lịch. Ảnh: M.C

Sau 6 tháng được đào tạo, hướng dẫn làm du lịch, nhiều người dân làng Ốp đã ý thức đầy đủ việc giữ gìn nếp làng trong phố. Chỉ khi giữ được bản sắc mới có câu chuyện để giới thiệu với du khách.

Anh Rah Lan Thắng là thế hệ trẻ sinh ra tại làng, đồng thời là hạt nhân của mô hình làm du lịch dựa vào cộng đồng. Sau khi tham gia lớp tập huấn làm du lịch, chàng trai Jrai tự tin làm hướng dẫn viên giới thiệu giá trị văn hóa đặc sắc đến với du khách.

Để trở thành hướng dẫn viên, mỗi người phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc Jrai để giới thiệu cho mọi người khi đến thăm làng”.

anh-rah-lan-thang-huong-dan-vien-tai-lang-gioi-thieu-y-nghia-tuong-go-dan-gian-cua-nguoi-jrai.jpg
Anh Rah Lan Thắng-hướng dẫn viên tại làng Ốp giới thiệu ý nghĩa tượng gỗ dân gian của người Jrai. Ảnh: M.C

Sát cánh cùng bà con, chị Nguyễn Thị Mỹ Linh-Trưởng khoa Nghiệp vụ du lịch (Trường Cao đẳng Gia Lai) cho hay: “Là làng trong phố nên làng Ốp không thể tránh khỏi những tác động từ quá trình đô thị hóa. Suốt 6 tháng hướng dẫn cách làm du lịch cộng đồng cho trên 50 người dân trong làng, chúng tôi khuyến khích bà con khôi phục ngành nghề truyền thống như đan lát, dệt vải, chế biến món ăn…

Nguồn nhân lực được đào tạo trong ngắn hạn có thể chỉ đáp ứng được phần nào yêu cầu làm du lịch, nhưng ý thức giữ gìn, khôi phục vốn văn hóa đã được nâng lên rõ rệt. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục bồi dưỡng nâng cao để bà con làm nghề, hình thành tour du lịch cộng đồng giàu bản sắc ngay giữa lòng phố núi”.

Sau một thời gian dài chuẩn bị, tour du lịch trải nghiệm văn hóa cộng đồng tại làng Ốp đã đủ điều kiện để ra mắt. Tour gồm nhiều hoạt động như tham quan nhà rông, giọt nước; trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm, đan lát, ủ rượu cần, chế biến món ăn truyền thống.

Du khách có thể lưu trú tại homestay của người dân, hòa vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cùng bà con Jrai cũng như nhiều hoạt động khác.

Đây là tour du lịch trải nghiệm văn hóa cộng đồng đầu tiên của Pleiku, hy vọng là điểm đến giàu bản sắc của du khách và bạn bè gần xa trên hành trình khám phá vùng đất cao nguyên. Qua đó tạo sinh kế, nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch, góp phần nâng cao đời sống người dân trong làng”.

tour-du-lich-trai-nghiem-van-hoa-cong-dong-tai-lang-op-la-mo-hinh-dau-tien-cua-tp-pleiku-jpg.jpg
Quang cảnh chương trình ra mắt tour du lịch trải nghiệm văn hóa cộng đồng tại làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku. Ảnh: M.C

Đánh giá về mô hình du lịch, ông Nguyễn Tấn Thành-Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh-cho biết: “Ưu điểm của làng Ốp là có nguồn nhân lực dồi dào, trẻ trung, được đào tạo bài bản để làm du lịch. Làng nằm trong phố nhưng vẫn còn lưu giữ được bản sắc văn hóa.

Mong rằng với sự quyết tâm của chính quyền, sự đồng thuận của người dân, sản phẩm du lịch cộng đồng làng Ốp sẽ dần hoàn thiện, để đáp ứng nhu cầu du khách yêu thích loại hình du lịch văn hóa”.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho biết thêm: Nhiều năm qua, các doanh nghiệp lữ hành cũng như lãnh đạo thành phố mong muốn xây dựng làng Ốp trở thành làng du lịch trong phố. Làng cách trung tâm TP. Pleiku chưa đầy 2 km nên rất thuận lợi cho người dân và du khách đến tìm hiểu, trải nghiệm bản sắc văn hóa của dân tộc Jrai khi không có nhiều thời gian.

hoa-tiet-dan-toc.jpg

Ở góc độ lữ hành, chị Nguyễn Thị Thùy Trang-Giám đốc Công ty Du lịch Đại Ngàn (TP. Pleiku) góp ý: “Tour du lịch cộng đồng làng Ốp cần chú trọng nhiều hơn đến yếu tố trải nghiệm chứ không chỉ dừng lại ở tham quan, tìm hiểu. Ví dụ, khách đến nhà, cho họ giã gạo, nấu cơm, nấu ăn trên bếp củi, trải nghiệm tập quán canh tác ruộng vườn, hái rau, măng theo mùa…

Về mặt ẩm thực, tôi thấy hầu hết tour du lịch cộng đồng quá chú trọng món ăn lễ hội như cơm lam, gà nướng mà quên đi bữa ăn dân dã hàng ngày của người dân. Du khách dễ dàng tìm thấy ẩm thực lễ hội đặc trưng này trong các nhà hàng tại địa phương.

Khách cần là sự trải nghiệm hoạt động thường ngày, bữa ăn cơm rau, muối ớt cùng người dân, do chính tay khách chuẩn bị, nấu nướng với chủ nhà. Điều đó mang lại những trải nghiệm đầy đủ, sâu sắc hơn, cũng là cách để du khách có thời gian lưu trú lâu hơn mà tìm hiểu nhiều điều thú vị về cuộc sống của người dân”.

laychuan-logo-ban-sac-va-hien-dai-8651.jpg
hn.jpg

Có thể bạn quan tâm