Tin tức

Chuyện thật không tưởng về chú chim bồ câu làm xoay chuyển cán cân lịchsử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chú chim bồ câu Cher Ami được quân đội Anh tặng cho Sư đoàn bộ binh số 77 Mỹ đã trở thành anh hùng khi giải cứu 200 binh sĩ.
 
Xác chim bồ câu Cher Ami được bảo quản trong bảo tàng. Ảnh: War History.
Trong tiếng Pháp, Cher Ami có nghĩa là "người bạn thân". Đây là tên một chú chim bồ câu anh hùng trong Thế chiến I.
Cher Ami là một trong số 600 chú chim bồ câu đã được huấn luyện và chuyển giao cho đơn vị Signal Corps của Mỹ chiến đấu ở Pháp. Trong suốt cuộc đời phục vụ quân đội của mình, Cher Ami đã 12 lần hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào thắng lợi của phe Hiệp Ước. 
Nhiệm vụ nổi tiếng nhất của Cher Ami cũng là nhiệm vụ cuối cùng vào ngày 3/10/1918, khi hơn 500 người thuộc Tiểu đoàn 308 thuộc Sư đoàn Bộ binh 77 bị mắc kẹt trong rừng Argonne với bốn bề bị quân Đức bao vây.
Do bị kẻ địch bao vây bốn phía nên binh sĩ quân Đồng minh lâm vào cảnh không có thức ăn, đạn dược cũng như không có cơ hội đột phá vòng vây của Đức.
Sau ngày đầu tiên, nhiều người đã thiệt mạng do bị thương và đói khát. Đến ngày thứ 2, chỉ còn hơn 200 người sống sót.
Trước tình huống nguy hiểm này, chỉ huy quân đội Mỹ Charles Whittlesey đã nghĩ ra cách thả hàng loạt chim bồ câu đi đưa thư cầu cứu viện binh. Trong số những con bồ câu đưa thư được thả đi có Cher Ami.
Tuy nhiên, quân đội Đức nhanh chóng phát hiện số chim bồ câu mà phía Mỹ thả nên đã bắn hạ tất cả chúng. Chỉ riêng chim bồ câu Cher Ami may mắn thoát được vòng vây của kẻ địch.
Mặc dù không bị bắn chết nhưng Cher Ami cũng bị trúng đạn ở ngực. Bất chấp việc bị thương, chú chim bồ câu này vẫn gắng gượng hoàn thành nhiệm vụ đưa thư.
 
Thiếu tá Whittlesey (phải) sau chiến dịch Meuse-Argonne. Ảnh: War History.
Cher Ami vượt qua quãng đường 40 km, về đến sở chỉ huy Sư đoàn 77 lúc 15h30 ngày 4/10 trong tình trạng toàn thân đẫm máu. Nó bị thương ở ngực, mất một mắt và một chân, cùng một lỗ đạn trên cánh.
Dù vậy, thông điệp được chuyển thành công và pháo binh Mỹ ngừng bắn sau đó 30 phút.
Nhờ có bức thư Cher Ami kịp thời gửi tới mà quân Đồng minh phá đã phá vỡ vòng vây của Đức và giải cứu 194 binh sĩ.
Cher Ami được đưa đến bệnh viện dã chiến, các bác sĩ đã phẫu thuật và cứu sống nó. Quân đội Pháp trao huân chương chiến công cao nhất cho Cher Ami vì thành tích của nó. Cher Ami sống thêm 9 tháng trước khi chết ở căn cứ lục quân Monmouth tại bang New Jersey, Mỹ vì những vết thương trong chiến tranh.
Cher Ami cũng trở thành linh vật của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho tới khi qua đời. Sau khi mất, thi thể của chú chim dũng cảm trong Thế chiến 1 được lưu giữ và bảo quản trong Viện Smithsonian.
Theo Mộc Miên (Đời sống & Pháp luật)

Có thể bạn quan tâm