Tin tức

COP 27: trẻ em dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

( GLO)- Đó là phát biểu của bà Paloma Escudero- Giám đốc truyền thông UNICEF tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại Ai Cập, từ ngày 6-18/11.

Trẻ em- đối tượng dễ bị ảnh hưởng

Dẫn số liệu từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra ngày 8/11, đó là ít nhất 27,7 triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu xảy ra trong năm nay tại 27 nước trên thế giới, bà Escudero cho rằng số trẻ em này đối mặt với nhiều mối đe dọa, trong đó có đuối nước, dịch bệnh bùng phát, thiếu nước uống sạch, suy dinh dưỡng, bạo lực và gián đoạn việc học hành.

COP 27: trẻ em dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu ảnh 1
 
Đoàn công tác của Việt nam tại Hội nghị COP 27. Ảnh: TTXVN

Giám đốc truyền thông UNICEF Paloma Escudero vì vậy có chương trình làm việc với các nhà hoạt động trẻ về môi trường trên toàn cầu nhằm thu hút sự chú ý đối với vấn đề bà nêu.

Theo bà Escudero năm 2021, các nước phát triển đã cam kết tăng gấp đôi viện trợ cho thích ứng với biến đổi khí hậu lên 40 tỷ USD/năm đến năm 2025. Vì vậy, tại hội nghị lần này, các nước cần đưa ra lộ trình đáng tin cậy về cách thức viện trợ, hướng tới việc cung cấp ít nhất 300 tỷ USD/năm cho thích ứng với biến đổi khí hậu vào năm 2030.

Nhiều nội dung quan trọng tại COP 27

Trong khuôn khổ COP 27, 9 quốc gia ( Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật, Bỉ, Colombia, Na Uy, Hà Lan)  thông báo quyết định gia nhập Liên minh điện gió ngoài khơi toàn cầu. Còn EU thì quyết liệt hơn: cam kết theo đuổi mục tiêu chống biến đổi khí hậu.

Về phần mình, Việt Nam mang đến COP 27 thông điệp đoàn kết để giải quyết những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra, thông qua thực hiện các nội dung cam kết từ COP 26. Đến nay, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến 2050. Chiến lược đưa ra 87 biện pháp giảm phát thải kèm chi phí, tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi giám sát.

Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự phiên khai mạc, phiên toàn thể và các cuộc làm việc song phương, đa phương về chủ đề hội nghị. Nổi bật có tham gia sự kiện “ Đẩy mạnh hoạt động giảm thiểu phát khí thải nhà kính nhằm ứng phó biến đổi khí hậu: tài chính khí hậu cho con người và hành tinh”, tham dự sự kiện bàn tròn với Liên minh tài chính Glasgow về hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu...

Cùng với hơn 100 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow  của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất, 48 quốc gia khác tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, 150 quốc gia tham gia Liên minh hành động 2 thích ứng an toàn.

TS ( từ TTXVN, vietnamplus.vn, Nhân dân điện tử)

mã báo
 

Có thể bạn quan tâm