"Hạnh phúc của mẹ":Bộ phim cảm động về tình mẫu tử và trẻ tự kỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Đây là bộ phim điện ảnh đầu tiên khắc họa cuộc sống của một đứa trẻ tự kỉ với những chi tiết rất chân thực, chuẩn xác về khoa học dưới cái nhìn đầy tính nhân văn.

 



“Hạnh phúc của mẹ” do đạo diễn Huỳnh Đông "cầm trịch" đang lấy đi biết bao nước mắt của khán giả trên cả nước khi khai thác tình mẫu tử thiêng liêng, cảm động.

Không chỉ mang đến cho người xem câu chuyện xúc động của mẹ Tuệ và bé Tim, bộ phim còn thực sự miêu tả chân thực cuộc sống của những gia đình có con không may mắc hội chứng tự kỉ dưới góc nhìn khoa học đầy nhân văn.

Trong phim, tình thương của người mẹ không chỉ dừng lại ở những lo toan cơm áo gạo tiền hằng ngày, mà còn là chuỗi ngày đồng hành bên con như bóng với hình, không phút ngơi nghỉ…

Nhân vật bé Tim chính là một trong những điểm sáng lớn nhất của bộ phim, từ ánh mắt nhút nhát, thăm dò; sự chậm chạp trong việc thể hiện ngôn ngữ, cử chỉ; tới những khó khăn khi mẹ con em cố gắng hòa nhập xã hội như một đứa trẻ bình thường. Trải dài suốt dọc phim, Tim chỉ nói được một từ “Tuệ” cho bất kỳ câu hỏi nào của mẹ, để đến khi em nói được từ “hoa” là sự vỡ òa của mẹ Tuệ và khán giả…

Dù không có cuộc sống bình thường như bạn bè cùng trang lứa, bị nhìn bằng ánh mắt hoài nghi, dè chừng, Tim vẫn sống hiền lành và có đam mê, ước mơ không thua kém những đứa trẻ khác. Và mẹ Tuệ đã hi sinh tất cả để vượt mọi trở ngại giúp Tim hoàn thành mong muốn ấy.


 

Bộ phim đưa đến cho khán giả những tình huống miêu tả chân thực một trẻ tự kỉ của bé Tim như ánh mắt, cách giao tiếp, suy nghĩ, hành động,...
Bộ phim đưa đến cho khán giả những tình huống miêu tả chân thực một trẻ tự kỉ của bé Tim như ánh mắt, cách giao tiếp, suy nghĩ, hành động,...



Thạc sĩ Tạ Thị Đào - Giám đốc chuyên môn Trung tâm giáo dục Thành Nhân, người trực tiếp hỗ trợ kiến thức khoa học, thực tế về trẻ tự kỉ cho đoàn phim chia sẻ: “Bé Tim trong phim đã khắc họa chân thực tới 99% một trẻ mắc hội chứng tự kỉ ở ngoài đời, từ ánh mắt, cách trò chuyện, giao tiếp,... Tôi rất xúc động vì điều đó, trong bối cảnh số trẻ tự kỉ ngày càng tăng, thì một bộ phim ý nghĩa như vậy sẽ giúp xã hội có cái nhìn chính xác, đầy đủ và thấu hiểu hơn, đúng như thông điệp phía cuối bộ phim đưa tới. Tự kỉ là một hội chứng của trẻ em, nó không phải là bệnh, và trẻ tự kỉ luôn cần gấp đôi gấp ba tình yêu của gia đình và cộng đồng, cũng như tình thương cao cả của mẹ Tuệ dành cho Tim!”.

Với sự đầu tư nghiêm túc và tâm huyết, khắc họa chân thực và nhân văn về trẻ tự kỷ với những tham khảo khoa học chính xác, “Hạnh phúc của mẹ” đã xây dựng cực thành công hình ảnh bé Tim, từ đó góp phần lấy đi bao nước mắt của khán giả dọc theo câu chuyện cảm động của hai mẹ con.

 

L.C (LĐO)

Có thể bạn quan tâm