Tin tức

Hội nghị quốc tế chống bom mìn tại Campuchia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội nghị đề cao sự quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong việc chống sản xuất, sử dụng bom mìn sát thương; đồng thời quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc nạn nhân bom mìn trên toàn thế giới.

Hội nghị lần thứ 11 các quốc gia tham gia Công ước chống bom mìn khai mạc tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia chiều 28-11-2011.

 
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng nước chủ nhà Campuchia Sam Đek Hun Sen đã chia sẻ sự đau thương, mất mát với nhân dân các nước bị bom mìn tàn phá nặng nề. Là một quốc gia chịu thiệt hại nặng nề do chiến tranh kéo dài, Campuchia cũng đã và đang nỗ lực hết sức mình trong công tác rà phá bom mìn.

Campuchia đã đề ra Chiến lược rà phá bom mìn giai đoạn 2010- 2019; đồng thời đưa công tác rà phá bom mìn vào Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của nước mình. Trong hơn 2 thập kỷ qua, Campuchia đã dọn sạch bom mìn trên diện tích đất 700 km2.

Triển lãm về công tác rà phá bom mìn
Năm 1996, cả nước Campuchia có hơn 4.300 người chết do bom mìn, nay đã giảm xuống còn chưa đến 200 người/năm. Ngoài ra, Campuchia đã đưa các đơn vị đi tham gia công tác gỡ mìn tới các quốc gia Sudan và Lebanon với mong muốn cùng cộng đồng quốc tế đẩy nhanh hoạt động rà phá mìn trên phạm vi toàn cầu.

Phải mất hàng trăm năm mới dọn sạch được bom mìn ở Việt Nam

Tổng diện tích bị ô nhiễm bom mìn từ trong chiến tranh lên tới 6.6 triệu ha, chiếm khoảng 20,12% diện tích cả nước. Ước tính để dọn sạch bom mìn, vật liệu nổ trên toàn quốc, sẽ phải mất hàng trăm năm với kinh phí lên tới khoảng 10 tỷ USD.

Từ nay tới hết năm 2025 mới chỉ hoàn thành rà phá bom mìn được khoảng 1,3 triệu hécta- khoảng 20% tổng diện tích cần rà phá, làm sạch bom mìn.
Tại Hội nghị lần này, Campuchia chính thức nhậm chức Chủ tịch luân phiên các quốc gia tham gia Công ước chống bom mìn năm trong năm 2012. Về phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ giữ này, Thủ tướng Hun Sen cho biết: “Campuchia sẽ tiếp tục dành ưu tiên cho việc giúp đỡ các nạn nhân bom mìn, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tương trợ lẫn nhau. Chúng tôi tin tưởng rằng, sự hợp tác giữa nhà nước với nhà nước, và giữa các đối tác với nhau chính là hình mẫu hợp tác hiệu quả nhất trong mọi hoàn cảnh thực tế mà chúng ta sẽ phải đối mặt’’.

Trong một tuần diễn ra hội nghị, đại diện của gần 100 quốc gia tham gia công ước và các đối tác sẽ cùng nhau điểm lại kết quả thực hiện Công ước chống bom mìn trong thời gian qua. Những nội dung được hội nghị chú trọng bao gồm: vận động kết nạp thêm thành viên mới, đẩy mạnh việc giải trừ bom mìn trong các quốc gia thành viên, đẩy nhanh tốc độ gỡ bom mìn tại các quốc gia nhằm mang lại đất đai cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân; quan tâm phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng cho người tàn tật do bom mìn; và nêu cao quyết tâm chính trị, chia sẻ bài học kinh nghiệm, tìm kiếm mọi sự trợ giúp để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm