Tin tức

Lập trường khác biệt khiến xung đột Nga-Ucraine khó kết thúc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những động thái gần đây cho thấy cả Nga và Ucraine đều muốn kết thúc cuộc xung đột kéo dài gần cả năm hao tài tốn của. Tuy nhiên khác biệt khó lấp đầy đã cản trở quá trình đàm phán hòa bình. Và có vẻ Ucraine nóng lòng cho một giải pháp căn cơ khi mới đây đề nghị Liên Hợp Quốc làm trung gian cho vấn đề.

Nga để ngõ khả năng đàm phán

Bằng chứng là Ngoại trưởng Dmytro Kuleba hôm 26/12 nói, Ukraine đặt mục tiêu tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình vào cuối tháng 2/2023, với phương án tốt nhất là lấy trụ sở Liên Hợp Quốc làm địa điểm.

Một phiên họp Hội đồng bảo an LHQ tại trụ sở New York. Ảnh: AFP/ GETTY



Cuối tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nêu rõ: "Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với mọi bên liên quan về những giải pháp có thể chấp nhận được, nhưng điều này tùy thuộc họ, chúng tôi không phải bên từ chối đàm phán mà là họ".

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 12/12 nhấn mạnh: "Phía Ukraine cần tính đến thực tế phát sinh trong thời gian xung đột, có những chủ thể mới xuất hiện tại Liên bang Nga. Đó là kết quả từ các cuộc trưng cầu dân ý tại các vùng lãnh thổ. Nếu không tính đến thực tế mới này, tình hình khó tiến triển".

Nga mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine từ ngày 24/2 với tuyên bố "phi quân sự hóa" và "phi phát xít hóa" nước láng giềng. Đầu tháng 10, Nga thông qua sắc lệnh sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine gồm Kherson, Zaporizhia, Donetsk và Lugansk bằng các cuộc trưng cầu ý dân.

Ngày 25-12, trả lời phỏng vấn báo chí, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Nga sẵn sàng đàm phán với tất cả các bên liên quan xung đột Ukraine, nhưng Kiev và phương Tây đã khước từ cơ hội đó.

Tuy nhiên, những diễn biến trên chiến trường không cho thấy Nga sẵn sàng đàm phán để chấm dứt "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine.

Ông Putin khẳng định "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine là đúng và Nga không có lựa chọn nào khác để bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như nhân dân mình.

Theo Tổng thống Putin, kể từ năm 2014, Nga đã luôn cố gắng giải quyết những bất đồng và xung đột ở Ukraine thông qua các biện pháp hòa bình- TASS đưa tin.

"Chúng tôi sẵn sàng đàm phán với mọi bên có liên quan để tìm ra giải pháp có thể chấp nhận được nhằm chấm dứt xung đột, nhưng mọi thứ phụ thuộc vào Ukraine"-ông Putin nói.

Ucraine đặt niềm tin ở Liên Hợp Quốc

Trong tuyên bố hôm 26/12, Bộ Ngoại giao Ukraine thúc giục Liên Hiệp Quốc tước tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an của Nga.

“Ukraine kêu gọi các thành viên của Liên Hiệp Quốc tước bỏ tư cách thành viên Hội đồng Bảo an của Nga và loại trừ Nga khỏi Liên Hiệp Quốc nói chung”-theo Reuters dẫn tuyên bố trên.

Ukraine cũng cho rằng Nga đã chiếm lấy vị trí của Liên Xô một cách bất hợp pháp sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, và sự hiện diện này cần phải được chấm dứt.

Về khả năng chấm dứt xung đột, ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba hôm 26/12 bình luận: "Mọi cuộc chiến đều kết thúc bằng con đường ngoại giao. Mọi cuộc chiến kết thúc nhờ các hành động cả trên chiến trường và trên bàn đàm phán".

Ông cho biết, nước này dự định tổ chức một hội nghị hòa bình vào cuối tháng 2. Và Liên hợp quốc dưới sự dẫn dắt của Tổng thư ký Antonio Guterres là trung gian hòa đàm.

“Liên Hợp Quốc là địa điểm tốt nhất để tổ chức hội nghị này”- ngoại trưởng Ucraine nói, đồng thời đề cập tới vai trò hòa giải của Tổng thư ký António Guterres.

“Ông ấy đã chứng minh vai trò hòa giải và đàm phán hiệu quả. Quan trọng nhất, ông ấy là người có nguyên tắc và chính trực. Vì vậy, chúng tôi hoan nghênh sự tham gia tích cực của ông ấy”- ngoại trưởng nhận định.

Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali hồi tháng 11, Tổng thống Volodymir Zelensky đã trình bày công thức hòa bình 10 điểm.

Về phần mình, Nga nhiều lần cho biết sẵn sàng đàm phán hòa bình, nhưng không chấp nhận các điều khoản mà Kiev và phương Tây đưa ra, đặc biệt liên quan đến các vùng lãnh thổ.

 

T.S ( từ TTXVN,TNO, Dân trí online, zingnews.vn)

Có thể bạn quan tâm