Năm 2016 điện ảnh Việt được mùa Liên hoan quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ đầu năm 2016 đến nay, điện ảnh Việt luôn được mời tham dự các Liên hoan phim quốc tế, từ khu vực đến những cuộc tranh tài đẳng cấp cao.. Vui thì có vui, nhưng xem ra ngoài “vui” thì có nên lạc quan sớm với điện ảnh Việt?

Dù còn gần 3 tháng nữa mới hết năm 2016, những điện ảnh Việt đã nhận được rất nhiều lời mời mang phim tham dự các Liên hoan phim(LHP) quốc tế, không chỉ ở các quốc gia trong khu vực mà còn ở một số đấu trường đẳng cấp cao trong Top 10 LHP quốc tế hạng A.

Nhộn nhịp mang chuông đi đánh…

 

Phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”- Victor Vũ đạo diễn cho điện ảnh Việt Nam tham dự vòng sơ tuyển Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc của Oscar 2017.
Phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”- Victor Vũ đạo diễn cho điện ảnh Việt Nam tham dự vòng sơ tuyển Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc của Oscar 2017.

Mới nhất là phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”- Victor Vũ đạo diễn cho điện ảnh Việt Nam tham dự vòng sơ tuyển Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc của Oscar 2017.  Ngoài ra phim này còn được mời tham dự LHP London lần thứ 60 tại Anh từ ngày 5 đến 10-10-2016.

Đồng thời trong LHP London còn có mặt 3 bộ phim khác của Việt Nam là “Đập cánh giữa không trung”- Nguyễn Hoàng Điệp, phim ngắn “Mùi hương nước mắm”- Trịnh Đình Lê Minh, phim tài liệu “Live from New York” của đạo diễn Việt kiều Bảo Nguyễn.

Trung tuần tháng 9/2016 vừa qua, 7 phim khác tham dự chương trình đặc biệt mà LHP Fukuoca (Nhật Bản) dành cho điện ảnh Việt Nam mang tên “Vietnamese Evolution - What is happyning to Vietnamese films”- Sự chuyển mình của Việt Nam- Điều gì đang xảy ra với các bộ phim Việt: “Quyên”; “Scandal- Bí mật thảm đỏ”; “Những cô gái chân dài”; “Chơi vơi”;  “Đập cánh giữa không trung”; “Dịu dàng”; “Ngày nảy ngày nay”.

Cuối tháng 9-2016. “Trúng số”- Dustin Nguyễn tham gia cùng 21 phim nước ngoài được chiếu ở hạng mục “Phim quốc tế” tại LHP Kim Kê- Bách Hoa lần thứ 26 của Trung Quốc.

Từ 29-9 đến 6-10 một loạt phim Việt  tham gia LHP điện ảnh Việt Nam tạo Melbourne (Austrailia): “Taxi, em tên gì”; “Yêu là phải xào chiêu”; “Mật mặt 2”; “Trót yêu”. “Điệp vụ chân dài”; “Cầu vòng không sắc; “Ám ảnh”; “Vòng eo 56”; “Gái già lắm chiêu”.

 

Ngô Thanh Vân đảm nhận vai dì ghẻ trong phim
Ngô Thanh Vân đảm nhận vai dì ghẻ trong phim "Tấm Cám".

Thêm “Tấm Cám: Chuyện chưa kể”- Ngô Thanh Vân và “Thành phố của những tấm gương: Một tiểu sử hư cấu”- Trương Minh Quý nằm trong 56 phim châu Á khác chiếu ở hạng mục “A window on Asia cinema”- Cửa sổ điện ảnh châu Á, dành riêng chyo các nhà làm phim tài năng và các phim được đánh giá hay nhất trong năm đại diện cho xu thế điện ảnh khu vực tại LHP Busan- Hàn Quốc lần thứ 21 vào đầu tháng 10-2016.

Ngoài 2 phim trên còn có phim “Con culi không bao giờ khóc”- Phạm Ngọc Lân tham dự “Asia Project Market 2016”- Chợ dự án phim châu Á, một hoạt động năm trong khuôn khổ LHP Busan.

Kết thúc một năm nhộn nhịp “mang chuông” đi LHP  là sự có mặt của hai phim Việt được chọn: “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Trúng số”, cùng với 300 phim truyện điện ảnh của 40 quốc gia tranh giải tại LHP quốc tế Hà Nội lần thứ 4- HANIFF vào tháng 11-2016 tại Hà Nội.

Chuông vẫn chưa thể vang

Tính ra trong năm 2016, phim điện ảnh Việt khá nhộn nhịp “trẩy hội” các LHP quốc tế. Cũng đã có vài kết quả nho nhỏ ở những LHP giới hạn trong khu vực hay châu lục, hay giải dành cho đạo diễn trẻ, tác phẩm đầu tay, như một khích lệ.

“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đoạt giải Phim truyện xuất sắc nhất trong giải Young People’s Jury Award- một phần của LHP quốc tế thiếu nhi thường niên TIFF thuộc LHP Toronto (Canada).

 

Một cảnh trong phim
Một cảnh trong phim "Cuộc đời của Yến".

Hay “Cuộc đời của Yến”- Đinh Tuấn Vũ đoạt Grand Festival Prize cho phim hay nhất trong LHP quốc tế Philippines hồi tháng 7-2016.

Có thể xem là tín hiệu lạc quan, điện ảnh Việt Nam đã có chút gì ấn tượng ở nước ngoài. Nhưng nếu nghiêm túc và thẳng thắn nhìn lại các phim mang đi LHP quốc tế, thấy rõ dòng phim nghệ thuật Việt Nam rất hiếm, phần lớn là dòng phim giải trí, thị trường.

Chưa nói đến chất lượng của phim, nhưng một nền điện ảnh quốc gia, khi “mang chuông” đi đánh xứ người mà chỉ có thể chọn những phim giải trí, thậm chí còn bị đánh giá thấp trong nước thì biết chắc “chuông” khó mà vang. Và nền điện ảnh quốc gia sẽ không thể được đánh giá là phát triển.

Vì thế, dù có vẻ nhộn nhịp “được mùa” phim tham dự LHP quốc tế, thì điện ảnh Việt cũng chỉ là góp vui, đi để PR thêm cho phim, để có thể nhân dịp học kinh nghiệm làm phim của nước ngoài, và cơ hội tìm gặp các đối tác cho dự án sau…

Năm 2016, tính đến hiện tại  có gần 60 phim truyện điện ảnh được sản xuất và đã, đang, sắp ra rạp. Nhưng nhìn vào danh mục phim cũng thấy rõ dòng phim giải trí chiếm thế “thượng”, lác đác vài phim nghệ thuật, và nghệ thuật kết hợp thị trường, song đều chưa tạo ấn tượng, chưa gây “nóng”, “sốt”, “cháy” phòng vé hay gây xôn xao trong giới chuyên môn về sự sáng tạo mới, chất lượng cao…

LHP quốc tế vẫn là đích nhắm tới của các nhà làm phim Việt Nam nói chung, nhưng nếu cứ mang đi những sản phẩm góp vui, cho có mặt, thì rồi một ngày không xa, điện ảnh Việt sẽ chẳng thể nào tạo nên tiếng nói, vị thế với điện ảnh thế giới.

Nên chăng cần xây dựng chiến lược làm phim điện ảnh Việt để tham dự các LHP quốc tế?.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm