Trước sự hiện diện của nhân viên lãnh sự quán Trung Quốc tại Nhật, thuyền trưởng Lâm Thế Khâm và tất cả ngư dân khác trong vụ này đã được thả vào khoảng 18 giờ (giờ địa phương) và lên thuyền rời khỏi vùng biển gần tỉnh Kagoshima vào lúc 19 giờ 25 phút để trở về Trung Quốc.
Tàu cá Trung Quốc bị tuần duyên Nhật Bản bắt giữ. |
Trước đó, những người này cùng với tàu của mình đã bị Lực lượng Tuần duyên Nhật bắt giữ ở ngoài khơi thành phố Kagoshima, phía nam nước Nhật trong đêm 29-12.
Một quan chức bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã cử đại diện ngoại giao tới nơi giam giữ của Nhật ở Kagoshima để giúp giải quyết vụ việc một cách hòa bình.
Với sự bảo lãnh từ Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Nhật, thuyền trưởng Lâm Thế Khâm sẽ phải trả khoản tiền phạt nói trên trong vòng 30 ngày.
Con tàu cá của Thuyền trưởng Lâm có biển đăng ký tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, Ông ta đã thừa nhận chuyện đi vào vùng lãnh hải Nhật Bản nhưng bác bỏ cáo buộc đánh bắt san hô trái phép.
Tuy nhiên, đội tuần duyên Nhật đã phát hiện 1,5 kg san hô trên tàu.
Những ngư dân Trung Quốc này thừa nhận tội trạng và hứa trả khoản tiền phạt vì đánh bắt san hô trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.
Tàu cá Trung Quốc thường tiến ra xa khỏi vùng biển phía đông Trung Quốc đại lục do nguồn cá ở đây đã cạn kiệt.
Vụ việc bắt giữ tàu cá Trung Quốc xảy ra chỉ vài tháng sau khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bùng phát dữ dội.
Cùng ngày ngư dân được thả, Cơ quan hải giám quốc gia Trung Quốc (SOA) tuyên bố đưa tiếp 3 tàu hải giám tuần tra các vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hôm 28-12, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân khẳng định với báo giới rằng Trung Quốc “sẽ không gây ra những rắc rối nhưng chắc chắn cũng không sợ bất kỳ rắc rối nào” liên quan đến quần đảo nêu trên.
Cũng trong tháng 12-2012, Trung Quốc đã hai lần cho máy bay xâm nhập vào không phận trên vùng biển đảo nói trên.
Theo VOV