Multimedia

Emagazine

Phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo

E-magazine Phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
 
 


Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn vào thế kỷ XVIII với 17 di tích phân bố trên địa bàn các huyện: Đak Pơ, Kbang, Kông Chro và thị xã An Khê. Các di tích được chia thành 6 cụm, trong đó, trên địa bàn thị xã có 3 cụm gồm: cụm di tích Hòn Bình, Hòn Nhạc, Hòn Tào, Gò Kho-Xóm Ké; cụm di tích Miếu Xà, Cây Ké phất cờ-Cây Cầy gióng trống và cụm di tích Gò Chợ, lũy An Khê, An Khê trường, đình An Lũy (An Khê đình). Với những giá trị lịch sử quý báu, năm 1991, Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nhận thức được giá trị của di tích, cấp ủy, chính quyền thị xã An Khê đã triển khai nhiều giải pháp huy động nguồn lực, trùng tu, nâng tầm khu di tích. Từ năm 1991 đến nay, thị xã đã đầu tư hơn 67 tỷ đồng để làm bia, cải tạo di tích An Khê trường, làm tượng Quang Trung, xây nhà truyền thống, lát nền khu vực hồ nước; xây mới Nhà trưng bày Tây Sơn Thượng đạo, làm bia, tu bổ các thiết chế trong cụm di tích và bổ sung vật dụng thờ cúng... Thị xã cũng đã xây dựng hàng rào bao quanh di tích và các hạng mục gồm: cổng và lối vào khu di tích, quảng trường trung tâm, cải tạo ao súng trước An Khê trường; xây dựng mới hồ sen, đồi Mai Tam kiệt, Điện thờ Tam kiệt và trùng tu di tích An Khê đình. Với những nỗ lực bảo tồn, tôn tạo, đầu năm 2022, Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
 

 

Gần 10 năm tham gia Ban nghi lễ An Khê đình, chứng kiến sự đổi thay từng ngày của Khu di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo, ông Ngô Thanh Hải-Chánh bái-không giấu được niềm vui: “Những năm qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư mở rộng khu di tích; nhiều công trình được xây mới; các thiết chế tín ngưỡng thường xuyên được trùng tu, tôn tạo. Khu di tích nằm trong Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Đây là niềm tự hào, đồng thời là trách nhiệm của chúng tôi trong việc gìn giữ, phát huy và truyền lại cho con cháu mai sau những giá trị văn hóa truyền thống”.

Từ khi thị xã mở rộng tuyến đường Ngô Thì Nhậm dẫn vào khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, gia đình bà Đặng Thị Phượng (tổ 15, phường An Phú) cũng như nhiều hộ dân sống dọc tuyến đường đã có thêm thu nhập từ việc kinh doanh, buôn bán. “Trước đây, tuyến đường nhỏ hẹp, hễ mưa là ngập úng, đi lại khó khăn. Bây giờ, Nhà nước nâng cấp, lắp đặt điện đường, người dân đi lại thuận lợi, nhiều hộ cũng mở quán ăn, cà phê, trà sữa; khách du lịch tấp nập đến tham quan di tích, tuyến đường nhộn nhịp, đông vui hơn”-bà Phượng bộc bạch.
 

 
 


Cùng với việc chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, những năm qua, thị xã An Khê từng bước nâng tầm tổ chức các ngày lễ lớn gắn với Di tích lịch sử-văn hóa Tây Sơn Thượng đạo như: lễ dâng hương kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, lễ kỷ niệm Ngày mất Hoàng đế Quang Trung, lễ cúng Khai Sơn, lễ cúng Quý Xuân; khôi phục các lễ hội truyền thống như: Hội cầu huê, lễ cúng Quý Thu... Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, thị xã duy trì việc tổ chức Hội cầu huê của người Việt vùng An Khê sau hơn 60 năm thất truyền.
 

 


“Bên cạnh đó, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, website, trang mạng xã hội, thị xã tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân quảng bá và giới thiệu những thế mạnh du lịch An Khê; từng bước mở rộng, hỗ trợ nhau trong khai thác lợi thế về sản phẩm du lịch của từng địa phương. Thị xã cũng tập trung đầu tư xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch đặc trưng, tiếp tục nghiên cứu phát triển các tuyến du lịch liên vùng; phát triển du lịch đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm theo hướng bền vững.
 

 

Đồng thời, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử-văn hóa truyền thống quý báu trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo, khơi dậy lòng tự hào và tinh thần, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong việc đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”-ông Vỹ nhấn mạnh.

 

Có thể bạn quan tâm