Hôm 30-11, giới truyền thông Nhật Bản và Hàn Quốc đưa tin hai nhân vật cao cấp trong chính quyền Bình Nhưỡng sẽ đến Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên vẫn chưa giảm bớt.
Hãng tin Kyodo News đưa tin ông Kim Yong Il, Trưởng ban đối ngoại của đảng Lao động Triều Tiên, đã đáp chuyến bay từ Bình Nhưỡng đến Bắc Kinh.
Trong khi đó theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc thì ông Choe Thae Bok, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tối cao CHDCND Triều Tiên, đồng thời là một nhân vật thân cận của nhà lãnh đạo Kim Jong Il, cũng đã đến Bắc Kinh.
Tân Hoa Xã cho biết ông Choe sẽ có chuyến thăm Trung Quốc kéo dài năm ngày theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc, tuy nhiên không đưa tin về chuyến đi của ông Kim Yong Il, người đã từng dẫn đầu nhiều phái đoàn CHDCND Triều Tiên đến Bắc Kinh.
Cùng ngày, AFP đưa tin Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã cử Trưởng đoàn đàm phán sáu bên Akitaka Saiki, người hiện đang giữ chức Vụ trưởng Vụ Châu Á-Châu Đại Dương của bộ này, tới Bắc Kinh để hội đàm với người đồng cấp Vũ Đại Vĩ của Trung Quốc.
Cũng giống như phía Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản cũng tỏ ra lưỡng lự trước lời đề nghị nối lại đàm phán 6 bên, cho rằng nước này “không thể tỏ ra tích cực đàm phán” chừng nào CHDCND Triều Tiên chưa nhận trách nhiệm về vụ đấu pháo ở đảo Yeonpyeong và vụ tàu Cheonan.
Hãng tin Kyodo News đưa tin ông Kim Yong Il, Trưởng ban đối ngoại của đảng Lao động Triều Tiên, đã đáp chuyến bay từ Bình Nhưỡng đến Bắc Kinh.
Trong khi đó theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc thì ông Choe Thae Bok, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tối cao CHDCND Triều Tiên, đồng thời là một nhân vật thân cận của nhà lãnh đạo Kim Jong Il, cũng đã đến Bắc Kinh.
Ông Choe Thae Bok (trái) trong buổi hội đàm với chính phủ Trung Quốc tháng 1-2009 |
Cùng ngày, AFP đưa tin Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã cử Trưởng đoàn đàm phán sáu bên Akitaka Saiki, người hiện đang giữ chức Vụ trưởng Vụ Châu Á-Châu Đại Dương của bộ này, tới Bắc Kinh để hội đàm với người đồng cấp Vũ Đại Vĩ của Trung Quốc.
Cũng giống như phía Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản cũng tỏ ra lưỡng lự trước lời đề nghị nối lại đàm phán 6 bên, cho rằng nước này “không thể tỏ ra tích cực đàm phán” chừng nào CHDCND Triều Tiên chưa nhận trách nhiệm về vụ đấu pháo ở đảo Yeonpyeong và vụ tàu Cheonan.
Theo Tuoitre