Chi nhánh của ngân hàng Superior Bank ở Chicago. |
Theo thống kê của Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Hoa Kỳ (FDIC), tiền bảo hiểm phải chi trả cho các ngân hàng này có thể lên tới 4,2 tỷ USD. Tuy nhiên, số ngân hàng bị "sập tiệm" này đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái (86 ngân hàng).
Hầu hết các ngân hàng bị phá sản từ đầu năm đến nay có tài sản chưa đến 1 tỷ USD.
Lớn nhất trong số các ngân hàng đó là Superior Bank, với khoảng 3 tỷ USD tài sản và 2,7 tỷ USD tiền gửi; tiếp đó là ngân hàng First Community Bank với tài sản trị giá 2,31 tỷ USD và số tiền gửi là 1,94 tỷ USD; và ngân hàng United Western Bank có tài sản trị giá 2,05 tỷ USD và tiền gửi là 1,65 tỷ USD.
Bị phá sản tháng 9-2008, Washington Mutual hiện vẫn là ngân hàng lớn nhất của Mỹ bị phá sản trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, với số tài sản được ghi nhận được lúc đó là 307 tỷ USD.
Trong năm 2010, Mỹ chứng kiến 157 ngân hàng bị sụp đổ với tổng tài sản đạt khoảng 92 tỷ USD.
Tuy nhiên, do phần lớn các ngân hàng phá sản trong năm 2010 là những ngân hàng nhỏ nên chi phí bảo hiểm tiền gửi cho các ngân hàng này cũng chỉ ở mức 21 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với khoản phí bảo hiểm 36 tỷ USD mà chính quyền liên bang phải trả cho sự sụp đổ của 140 ngân hàng trong năm 2009 với tổng tài sản trị giá 169,7 tỷ USD.
FDIC cho rằng, thời điểm khó khăn nhất của ngành ngân hàng Mỹ đã qua.
FDIC ước tính, số ngân hàng phá sản trong năm nay sẽ ít hơn những năm trước và các vụ phá sản ngân hàng có thể gây thiệt hại cho ngành bảo hiểm tiền gửi khoảng 45 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết năm 2014.
Theo TTXVN