Ngày 5-11, Hội nghị bộ trưởng tài chính các nước thành viên Diễn đàn khu vực châu Á- Thái Bình Dương, APEC đã nhóm họp tại thành phố Kyoto của Nhật Bản để thảo luận về sự mất cân bằng trong cán cân thương mại toàn cầu hiện nay cũng như tìm các giải pháp để tăng cường sự hợp tác giữa các nền kinh tế APEC.
Đây là cuộc họp trước thềm của Hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra tại Nhật Bản vào tuần tới.
Trong bối cảnh nguy cơ về một cuộc chiến tiền tệ đang ngày càng hiện hữu, đặc biệt là các chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ và những áp lực đối với việc tăng tỷ giá đồng nội tệ Trung Quốc đang làm cho kinh tế toàn cầu đang trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết và khiến các nền kinh tế lớn phục hồi thiếu bền vững, APEC đang trở thành một diễn đàn kinh tế quan trọng, điều phối thị trường tài chính toàn cầu.
Theo Bộ trưởng tài chính Thái Lan Kon Chatticavanit, Chính sách phối hợp giữa các nước là rất tự nhiên. Trong đó, khu vực ASEAN đang nhanh chóng trở thành một thực thể kinh tế thống nhất, vào năm 2015. Do đó cho dù là cấp bộ trưởng hay thượng đỉnh, chúng ta cũng cần đẩy mạnh hợp tác vì tương lai phía trước.
Chủ tịch Ngân hàng phát triển Châu Á ADB Haruhiko Kuroda cũng nhận định, APEC cần trở thành một cơ chế chặt chẽ để giúp đối phó với những thách thức như hiện tại, làm cân bằng các mối quan hệ giữa các nước lớn, nhất là các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nối. Theo đó, về tổng thế, đặc biệt là đối với những loại tiền lớn, thì cần phải đạt được mục tiêu chung. Và chúng ta phải có các quy định để không có biến động về tỷ giá tiền tệ.
Cũng tại diễn đàn Hội nghị Bộ trưởng tài chính APEC, các bộ trưởng cũng thảo luận xung quanh quyết định của Cục dự trữ Liên bang Mỹ mua 600 tỷ USD trái phiếu dài hạn trong một nỗ lực cứu vãn đà suy giảm của nền kinh tế Mỹ.
Hội nghị sẽ kết thúc vào hôm nay (6-11) và đưa ra những chương trình nghị sự cho Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Yôkôhama vào tuần tới.
Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda: APEC cần trở thành một cơ chế chặt chẽ |
Trong bối cảnh nguy cơ về một cuộc chiến tiền tệ đang ngày càng hiện hữu, đặc biệt là các chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ và những áp lực đối với việc tăng tỷ giá đồng nội tệ Trung Quốc đang làm cho kinh tế toàn cầu đang trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết và khiến các nền kinh tế lớn phục hồi thiếu bền vững, APEC đang trở thành một diễn đàn kinh tế quan trọng, điều phối thị trường tài chính toàn cầu.
Theo Bộ trưởng tài chính Thái Lan Kon Chatticavanit, Chính sách phối hợp giữa các nước là rất tự nhiên. Trong đó, khu vực ASEAN đang nhanh chóng trở thành một thực thể kinh tế thống nhất, vào năm 2015. Do đó cho dù là cấp bộ trưởng hay thượng đỉnh, chúng ta cũng cần đẩy mạnh hợp tác vì tương lai phía trước.
Chủ tịch Ngân hàng phát triển Châu Á ADB Haruhiko Kuroda cũng nhận định, APEC cần trở thành một cơ chế chặt chẽ để giúp đối phó với những thách thức như hiện tại, làm cân bằng các mối quan hệ giữa các nước lớn, nhất là các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nối. Theo đó, về tổng thế, đặc biệt là đối với những loại tiền lớn, thì cần phải đạt được mục tiêu chung. Và chúng ta phải có các quy định để không có biến động về tỷ giá tiền tệ.
Cũng tại diễn đàn Hội nghị Bộ trưởng tài chính APEC, các bộ trưởng cũng thảo luận xung quanh quyết định của Cục dự trữ Liên bang Mỹ mua 600 tỷ USD trái phiếu dài hạn trong một nỗ lực cứu vãn đà suy giảm của nền kinh tế Mỹ.
Hội nghị sẽ kết thúc vào hôm nay (6-11) và đưa ra những chương trình nghị sự cho Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Yôkôhama vào tuần tới.
Theo VOV