E-magazine Công nghiệp chế biến: Động lực của nền kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 


Gia Lai có lợi thế phát triển các loại cây nông nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến:
 

 


Hầu hết các loại cây trồng chủ lực đều gắn với các nhà máy chế biến với 2 nhà máy đường có tổng công suất 24.000 tấn mía cây/ngày; 82 cơ sở sản xuất, chế biến cà phê; 3 nhà máy và các cơ sở chế  biến, sơ chế hồ tiêu với tổng công suất trên 10.000 tấn/năm; 5 nhà máy chế biến hạt điều nguyên liệu với tổng công suất 15.600 tấn nguyên liệu/năm; 5 nhà máy chế biến tinh bột mì với tổng công suất 950 tấn thành phẩm/ngày; 15 cơ sở, nhà máy sản xuất chế biến mủ cao su với tổng công suất 88.000 tấn/năm; 3 nhà máy chế biến trái cây với công suất hơn 123.000 tấn sản phẩm/năm…

Việc đưa các nhà máy chế biến nông sản đi vào hoạt động từng bước tạo mối liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn phục vụ cho xuất khẩu.
 

 


Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến nông sản ở Gia Lai rất đa dạng, nhiều mặt hàng đi vào chế biến sâu, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa như: chuỗi sản xuất cà phê, mía đường, mì, rau quả... Ông Lưu Quốc Thạnh-Tổng Giám đốc Công ty TNHH Quicornac-cho biết: Quicornac tại Việt Nam là nhà máy thứ 3 của Tập đoàn Quicornac với hơn 30 năm kinh nghiệm và thị trường phủ khắp thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như: EU, Mỹ, Nhật Bản... Nhà máy vừa chính thức đi vào hoạt động hơn 1 tháng với công suất ban đầu 40-50 tấn/giờ. Tuy nhiên, với diện tích nhà xưởng và thiết bị cơ sở hiện có, nhà máy sẵn sàng nâng công suất lên gấp 3 lần.
 

 


“Trước tiên, nhà máy sẽ chế biến mặt hàng chanh dây, sau đó là các loại trái cây khác. Chúng tôi tự tin rằng sẽ tiêu thụ nhiều sản lượng chanh dây, đồng thời xây dựng vùng nguyên liệu bền vững. Trong giai đoạn đầu, nhà máy sẽ thu mua nguyên liệu chanh dây từ các tỉnh Tây Nguyên, Sơn La thông qua các tổ chức kinh doanh để đảm bảo đủ sản lượng lớn. Mỗi năm, Quicornac thu mua khoảng 150 ngàn tấn chanh dây để chế biến khoảng 20 ngàn tấn thành phẩm chanh dây cô đặc đông lạnh xuất khẩu”-ông Thạnh nói.

Ngoài các doanh nghiệp lớn, ngành công nghiệp chế biến nông sản Gia Lai bước đầu đã thu hút sự tham gia của những hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh.
 

 


Theo bà Đỗ Thị Mỹ Thơm-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang), các đối tác ở Pháp và Trung Quốc yêu cầu Hợp tác xã mỗi tháng xuất sang khoảng 200 tấn ruột chanh dây cấp đông, nhưng hiện tại công suất của nhà máy mới chỉ đáp ứng được 50 tấn. Do vậy, Hợp tác xã rất cần nguồn vốn để đầu tư mua sắm thêm máy móc, thiết bị để tăng sản lượng.
 

 
 



Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) trong 5 tháng đầu năm ước đạt gần 10.690 tỷ đồng (đạt 37% kế hoạch và tăng 16% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước đạt hơn 6.700 tỷ đồng (đạt 37,33% kế hoạch, tăng 9,43%). Một số sản phẩm công nghiệp chế biến chủ yếu như: chè các loại ước đạt 665 tấn (đạt 33,76% kế hoạch, tăng 0,76%); đường tinh chế ước đạt 175.672 tấn (đạt 58,56% kế hoạch, tăng gần 21%); tinh bột mì ước đạt 70.347 tấn (đạt 25,3% kế hoạch, giảm 14,66%); nước ép trái cây ước đạt 3.687 tấn (đạt 14,75% kế hoạch, tăng 45,96%)…
 

 


Cũng theo ông Binh, ngoài phục vụ tiêu dùng nội địa, việc chế biến sâu các sản phẩm nông sản sẽ tạo nguồn hàng chất lượng phục vụ cho xuất khẩu theo các hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP… Vì vậy, thời gian tới, ngành Công thương sẽ tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu/cụm công nghiệp; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng các ngành công nghiệp có công nghệ, giá trị gia tăng cao, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo về các thị trường xuất khẩu trọng điểm để đưa hàng hóa đã qua chế biến thâm nhập vào các thị trường lớn.
 

 

Có thể bạn quan tâm