Tin tức

Dịch Ebola tái phát trong tình trạng báo động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sự bùng phát dịch Ebola tại Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) đang là một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng...
 
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong cuộc họp vào ngày 17/7: "Nguy cơ lây lan Ebola ở DRC và khu vực xung quanh là rất cao. Bây giờ là lúc để toàn thể cộng đồng quốc tế đoàn kết với người dân Congo."
WHO định nghĩa tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng là "một sự kiện bất thường" cấu thành "nguy cơ sức khỏe cộng đồng đối với các quốc gia khác thông qua sự lây lan rộng rãi của căn bệnh" và "cần phải có phản ứng của quốc tế phối hợp".
Ủy ban khẩn cấp của Cơ quan y tế quốc tế về bệnh cúm Ebola ở Congo đã tổ chức một cuộc họp ở Geneva để thảo luận về việc liệu dịch có gây ra mối lo ngại quốc tế hay không. Cuộc họp là lần thứ tư ủy ban triệu tập để xem xét ổ dịch.
Ghebreyesus cũng đã viết trong một bài đăng trên Twitter rằng "đây là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang được quan tâm nhưng không phải là để gây quỹ, đó là để ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật."
Ngày đầu tiên của tháng 8/2018, Bộ Y tế Cộng hòa Dân chủ Congo tuyên bố một đợt bùng phát bệnh do vi rút Ebola tại tỉnh Bắc Kivu của nước này. Tính đến 15/7/2019, WHO báo cáo có tổng cộng 2.512 trường hợp mắc bệnh Ebola và 1.676 trường hợp tử vong liên quan đến vụ dịch.
Bạo lực đang diễn ra trong khu vực ảnh hưởng đáng kể đến các nỗ lực ứng phó với dịch Ebola. Kể từ tháng 1/2019, đã có 198 cuộc tấn công chống lại nhân viên chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi Ebola, dẫn đến 7 trường hợp tử vong và 58 người bị thương.
Bệnh virus Ebola hiếm gặp nhưng dễ gây tử vong với biểu hiện sốt, nhức đầu, đau cơ, nôn mửa, tiêu chảy và chảy máu không rõ nguyên nhân. Virus này được xác định lần đầu tiên vào năm 1976 khi dịch bệnh xảy ra gần sông Ebola ở Congo.
Các nhà khoa học cho rằng virus Ebola ban đầu nhiễm vào động vật như dơi, sau đó lây sang người và lây từ người sang người. Hơn 133.000 loại vắc-xin, trong đó có vắc-xin rVSV-ZEBOV do Merck sản xuất, đượcphê chuẩn sử dụng tại Congo từ tháng 5/2018, cùng nhiều biện pháp điều trị đã giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh này. Ít nhất 585 bệnh nhân được chữa khỏi bệnh.
Đoàn Hà (PLVN/ CNN)

Có thể bạn quan tâm