Tin tức

Giá khí đốt châu Âu tăng vọt sau sắc lệnh của Tổng thống Putin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu châu Âu trả tiền khí đốt Nga bằng đồng rúp từ ngày 1-4 nếu không muốn bị cắt nguồn cung.
Sắc lệnh được ông chủ Điện Kremlin ký ngày 31-3 đẩy châu Âu vào nguy cơ mất hơn 30% nguồn cung khí đốt tự nhiên. Đức, quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt Nga, đã kích hoạt kế hoạch khẩn cấp với nhiều biện pháp, trong đó có cắt điện luân phiên ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Tổng thống Putin khẳng định người mua khí đốt Nga "phải mở các tài khoản rúp trong ngân hàng Nga để thanh toán khí đốt được bàn giao từ ngày 1-4". Nếu không, người mua sẽ bị cắt nguồn cung.
"Chẳng ai bán cho chúng tôi thứ gì miễn phí và chúng tôi cũng sẽ không làm thiện nguyện, tức những hợp đồng hiện hành sẽ bị ngưng" – Tổng thống Putin tuyên bố trên truyền hình, đồng thời nhấn mạnh việc chuyển sang đồng rúp sẽ củng cố chủ quyền của Nga.
Theo Tổng thống Putin, phương Tây đang sử dụng hệ thống tài chính như một vũ khí và việc Nga giao dịch bằng USD hay euro không có ý nghĩa gì khi tài sản bằng các loại tiền tệ này đang bị đóng băng.

Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu châu Âu trả tiền khí đốt Nga bằng đồng rúp từ ngày 1-4 nếu không muốn bị cắt nguồn cung. Ảnh: Reuters
Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu châu Âu trả tiền khí đốt Nga bằng đồng rúp từ ngày 1-4 nếu không muốn bị cắt nguồn cung. Ảnh: Reuters
Reuters cho biết theo cơ chế do Tổng thống Putin chỉ định, người mua nước ngoài sẽ phải sử dụng tài khoản đặc biệt tại ngân hàng Gazprombank để thanh toán khí đốt. Ngân hàng Gazprombank sẽ thay mặt người mua nước ngoài mua đồng rúp và chuyển đồng rúp sang một tài khoản khác.
Ý cho biết họ đang liên hệ với các đối tác châu Âu để phản ứng cứng rắn với Moscow. Trong khi đó, các công ty năng lượng Đức cho biết họ đang bàn bạc với chính phủ về hướng đi nếu Nga đột ngột khóa van khí đốt.
Các nước châu Âu thời gian qua ráo riết tìm nguồn cung thay thế nhưng không có nhiều lựa chọn. Mỹ đã gia tăng nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhưng không đủ để thay Nga. Giá khí đốt Anh và Hà Lan đã tăng thêm 4%-5% sau thông báo của Tổng thống Putin.

Nga hiện chiếm khoảng 40% nguồn cung khí đốt tự nhiên cho các nước Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: Reuters
Nga hiện chiếm khoảng 40% nguồn cung khí đốt tự nhiên cho các nước Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: Reuters
Theo Cao Lực (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm