Tin tức

Hạm đội Trung Quốc đến Vịnh Ba Tư với mục đích gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung Quốc có thể gửi các tàu chiến của mình tới Vịnh Ba Tư nhưng chắc chắn sẽ không tham gia vào liên minh do Mỹ đứng đầu chống lại Iran.
Mối quan hệ giữa Iran và Mỹ vẫn tiếp tục căng thẳng và xuất hiện thêm nhiều tình tiết mới. Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng gửi các tàu chiến đến Vịnh Ba Tư. Đáng ngạc nhiên nhất là Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Washington và London.
 
Hải quân Trung Quốc sẽ tới Vịnh Ba Tư.
Nguyên nhân chính để hải quân Trung Quốc đến Vịnh Ba Tư là tình trạng bắt giữ các tàu chở dầu. Anh bắt đầu vấn đề này và Tehran đã phản ứng bằng cách bắt giữ một số tàu chở dầu của Anh.
Washington đang cố gắng tạo ra liên minh để kiểm soát eo biển chiến lược quan trọng Hormuz và Vịnh Ba Tư. Đức và Pháp từ chối tham gia vào liên minh này, trong khi đó London ủng hộ Hoa Kỳ và đã gửi các tàu quân sự của mình tới khu vực Vịnh Ba Tư. Nhật Bản cũng bày tỏ tình đoàn kết với Mỹ, họ cũng sẵn sàng chuyển các tàu hộ tống đến khu vực này.
Tuy nhiên Trung Quốc thì khác, Bắc Kinh là nước mua dầu lớn nhất của Iran. Tehran rõ ràng không có kế hoạch làm hỏng mối quan hệ với Trung Quốc, nên không có chuyện bắt giữ tàu chở dầu và các tàu buôn khác của Trung Quốc. Hơn nữa, trên thực tế Trung Quốc đã vi phạm chế độ trừng phạt, tiếp tục mua dầu từ Iran.
Đại sứ Trung Quốc cho biết, chúng tôi đang xem xét vấn đề để hải quân hộ tống các tàu thương mại của chúng tôi. Chúng tôi đang nghiên cứu đề xuất của Hoa Kỳ về việc hộ tống các tàu ở Vịnh Ba Tư.
Các chuyên gia đã lý giải tại sao Trung Quốc đồng ý thành lập liên minh với Mỹ. Nhà báo độc lập người Nga Alexander Golts cho rằng, đây là mưu đồ chính trị. Theo ông, giới lãnh đạo Trung Quốc có ý định thể hiện tình đoàn kết với đối tác lớn nhất, vì vậy trong tương lai họ sẽ tìm một lý do chính đáng để trốn tránh việc tham gia này.
Trong khi đó nhà khoa học chính trị Alexei Maslov cho rằng, hải quân Trung Quốc có thể sẽ đến Vịnh Ba Tư. Trung Quốc dự định thử sức mình trong vai trò là thành viên của liên minh quân sự nhằm tuyên bố là một cường quốc quân sự thế giới.
Trong trường hợp hải quân Trung Quốc hiện diện thường trực ở Vịnh Ba Tư có thể xuất hiện một căn cứ mới ở Trung Đông. Bằng cách triển khai hạm đội của mình ở Vịnh Ba Tư với một lý do chính đáng, Bắc Kinh sẽ có thể bắt đầu trò chơi của riêng mình.
Ngoại trưởng Iraq Mohamed Ali al-Hakim cho biết rằng, Iraq đang nố lực nhằm giảm căng thẳng trong khu vực thông qua các các cuộc đàm phán hòa bình và cảnh báo rằng sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài, bao gồm các nước phương Tây tại Vịnh Ba Tư sẽ càng khiến tình hình thêm căng thẳng.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran bắt đầu leo thang trong những tháng gần đây. Washington cáo buộc Tehran đứng đằng sau các cuộc tấn công tàu dầu ngoài khơi Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) hồi giữa tháng 5 và ở vịnh Oman hồi đầu tháng 6. Trong khi đó Iran đã phủ nhận cáo buộc, yêu cầu Mỹ ngừng các hoạt động “hiếu chiến” và hoạt động bí mật tiến hành bởi các chính phủ, tổ chức nhằm vu oan cho Iran.
Minh Tú (Đất Việt)

Có thể bạn quan tâm