Tin tức

Hơn 400 triệu người bị ảnh hưởng nếu đập Tam Hiệp gặp sự cố?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thông tin đập Tam Hiệp ở Trung Quốc hôm 29-6 có lần xả lũ đầu tiên trong năm nay thu hút nhiều chú ý giữa lúc có những đồn đoán về sức khỏe công trình này trong những ngày mưa bão kéo dài từ đầu tháng 6 đến giờ.

 

Đập Tam Hiệp được xây ở thượng nguồn sông Dương Tử, thuộc địa phận TP Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Cách đập Tam Hiệp khoảng 40 km, TP Nghi Xương vào cuối tuần rồi hứng chịu trận mưa lớn nhất trong 50 năm, theo giới chức địa phương.

Tình trạng ngập lụt do mưa to khiến hàng trăm ngàn người bị ảnh hưởng ở Nghi Xương. Tuy nhiên, người dân địa phương nghi ngờ lũ lụt liên quan đến hoạt động xả lũ khẩn cấp của đập Tam Hiệp.

Bắc Kinh ban đầu nói con đập chỉ đang tiến hành hoạt động "sản xuất điện" thông thường. Tuy nhiên, đến ngày 29-6, truyền thông nhà nước Trung Quốc nói con đập đã xả lũ nhằm giảm mực nước của đập từ 147,51m xuống mức an toàn 145m theo sau những ngày mưa to.


 

 Đập Tam Hiệp xả lũ hôm 29-6. Ảnh: Tân Hoa Xã
Đập Tam Hiệp xả lũ hôm 29-6. Ảnh: Tân Hoa Xã
 Ảnh: Tân Hoa Xã
Ảnh: Tân Hoa Xã
 Ảnh: Tân Hoa Xã
Ảnh: Tân Hoa Xã



Theo Tân Hoa Xã, sẽ xảy ra mưa vừa hoặc to trong 2 ngày 1 và 2-7 ỏ gần các nhánh của thượng sông Dương Tử. Ngoài ra, nước trong hồ chứa Đập Tam Hiệp có thể dâng cao trở lại từ đầu đến giữa tháng 7.

Trong bối cảnh mưa lũ tiếp tục hoành hành tại hàng chục tỉnh thành của Trung Quốc, nhà thủy văn học Wang Weiluo (người Trung Quốc, hiện sống tại Đức) gần đây bày tỏ nghi ngờ về chất lượng công trình đi vào hoạt động từ năm 2003 này.

Ông Wang chỉ ra rằng công việc thiết kế, xây dựng và kiểm tra chất lượng được tiến hành bởi cùng một nhóm người và dự án này được hoàn thành quá nhanh. Ngay cả Thứ trưởng Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc Ye Jianchun thừa nhận hôm 10-6 rằng mực nước trên ít nhất 148 con sông trong nước đã vượt quá mức cảnh báo, qua đó chứng tỏ rằng khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp bị hạn chế.

Trước đó, truyền thông Trung Quốc cũng cho thấy niềm tin vào con đập sụt giảm dần theo thời gian. Chẳng hạn như một bài viết năm 2003 đăng trên Tân Hoa Xã cho rằng đập Tam Hiệp có thể chịu được lũ lụt lớn xảy ra 10.000 năm một lần. Con số này lần lượt giảm xuống còn 1.000 năm trong thông tin đăng tải năm 2007 và 100 năm năm 2008.


 

 Đập Tam Hiệp xả lũ hôm 29-6. Ảnh: Tân Hoa Xã
Đập Tam Hiệp xả lũ hôm 29-6. Ảnh: Tân Hoa Xã
 Ảnh: Tân Hoa Xã
Ảnh: Tân Hoa Xã



Theo ông Wang, nỗi lo lớn hơn lúc này chính là các vết nứt và chất lượng bêtông không đạt chuẩn bị phát hiện trong quá trình thi công đập Tam Hiệp, bắt đầu từ năm 1994.

Vì thế, ông Wang cảnh báo con đập có thể vỡ bất kỳ lúc nào, đe dọa tác động đến hơn 400 triệu người sống ở khu vực hạ nguồn sông Dương Tử, trong đó có người dân tại những thành phố lớn như Thượng Hải, Vũ Hán...Chuyên gia này cũng kêu gọi họ nên chuẩn bị sơ tán càng sớm càng tốt bởi nếu sự cố vỡ đập, nếu xảy ra, sẽ để lại hậu quả thảm khốc.

Trong khi đó, tạp chí Foreign Policy (Mỹ) nhận định một kịch bản như thế có thể gây ra thảm họa còn lớn hơn vụ vỡ đập Bản Kiều khiến 230.000 người thiệt mạng năm 1975.

Cây bút Leah Stephens của trang Interesting Engineering cảnh báo về tình trạng lũ lụt lớn chưa từng có nếu đập Tam Hiệp "vỡ trận", dẫn đến hậu quả kinh tế và xã hội lớn đối với Trung Quốc.


 

 Tình trạng ngập lụt tại TP Nghi Xương hôm 27-6. Ảnh: China Daily
Tình trạng ngập lụt tại TP Nghi Xương hôm 27-6. Ảnh: China Daily
Người dân được đưa đi sơ tàn tránh ngập lụt ở TP Nghi Xương hôm 27-6. Ảnh: China Daily
Người dân được đưa đi sơ tàn tránh ngập lụt ở TP Nghi Xương hôm 27-6. Ảnh: China Daily
Đập Tam Hiệp. Ảnh: Weibo
Đập Tam Hiệp. Ảnh: Weibo

Theo P.Võ (NLĐO, CGTN, Taiwan News)

 

Có thể bạn quan tâm