Tin tức

Máy bay QZ8501 có thể đang nằm dưới đáy biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 29-12, lực lượng quân đội Singapore, Malaysia và các nước lân cận đã tiếp tục triển khai việc tìm kiếm dấu vết của máy bay QZ8501, tuy nhiên khả năng sống sót của các hành khách và phi hành đoàn là không còn nhiều.

Lực lượng tìm kiếm Indonesia trên chiếc máy bay CN235 đang tìm kiếm tại biển Java.
Lực lượng tìm kiếm Indonesia trên chiếc máy bay CN235 đang tìm kiếm tại biển Java.

Theo tin mới nhận được, ông Bambang Soelistyo, đội trưởng đội tìm kiếm máy bay QZ8501, sau khi sử dụng hệ thống Sonar (hệ thống sử dụng sóng âm thanh đế tiến hành các hoạt động tìm kiếm dưới biển) tín hiệu cuối cùng mà họ tìm thấy được cho thấy là tại trên biển nên “có vẻ máy bay QZ8501 đã nằm dưới đáy biển”.
 

Một tàu cứu hộ của lực lượng tìm kiếm Singapore.
Một tàu cứu hộ của lực lượng tìm kiếm Singapore.

Trước đó, theo Guardian, về phía Indonesia, công tác cứu hộ dự tính được bắt đầu từ 6h sáng nay, tuy nhiên dòng biển mạnh kết hợp với gió tây đã khiến công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn và bị chậm lại. Hiện tại, Indonesia đã triển khai 2 máy bay quân sự C-130 Hercules, 3 trực thăng và 8 thuyền cứu hộ để tìm kiếm trên khu vực giữa đảo Borneo và Bangka-Belitung thuộc biển Java.
 

QZ8501 đã bay qua một vùng mây vũ tích.
QZ8501 đã bay qua một vùng mây vũ tích.

Lực lượng không quân Úc cũng đã tham gia vào công tác tìm kiếm QZ8501. Một máy bay tuần tra biển RAAF P3 Orion đã cất cánh từ thành phố Darwin, Úc rạng sáng nay. Theo Tướng Mark Binskin của quân đội Úc, máy bay RAAF P3 Orion có hệ thống radar dò tìm trên biển cùng cảm ứng hồng ngoại và quang điện từ, hỗ trợ rất nhiều trong công tác tìm kiếm trên biển.
 

Cơ trưởng Irianto của máy bay QZ8501.
Cơ trưởng Irianto của máy bay QZ8501.

Lực lượng hải quân Mỹ đóng tại Nhật Bản thông báo họ sẵn sàng giúp đỡ lực lượng tìm kiếm máy bay QZ8501 nếu có yêu cầu.

Theo thông tin từ cơ quan khí tượng của Indonesia, tại quanh khu vực mà máy bay QZ8501 mất tích, có sự xuất hiện của một vùng mây vũ tích (tên tiếng Anh: Cumulonimbus) có khả năng sản sinh tia sét và các loại thời tiết nghiêm trọng như gió giật, mưa đá, và thỉnh thoảng có lốc xoáy. Việc này trùng khớp với việc trước khi mất tích, phi cơ trưởng của QZ8501 đã phải xin đổi hướng bay do gặp thời tiết xấu.

 

Người thân của các hành khách trên chuyến bay QZ8501 chờ đợi tin tức của người thân.
Người thân của các hành khách trên chuyến bay QZ8501 chờ đợi tin tức của người thân.

Được biết, ngoài 155 hành khách và 7 người trong phi hành đoàn, trước đó cũng đã có 26 người khác đặt vé chuyến bay QZ8501, tuy nhiên những người này đã may mắn thoát nạn do không lên máy bay hoặc hủy chuyến. Theo bà Inge Goreti Ferdiningsih cùng chồng và 3 người con của mình, ban đầu họ định tới Singapore nghỉ mát, tuy nhiên vào phút cuối thì bố chồng của bà Ferdiningsih bị ốm nên họ phải hủy chuyến bay.

Hiện hy vọng sống sót của các nạn nhân trên chuyến bay QZ8501 đang ngày càng mong manh. Người dân ở quận Buduran, Sidoarjo, Indonesia nơi ở của cơ trưởng chiếc máy bay QZ8501 bị mất tích đã liên tục cầu nguyện từ khi biết tin. Con gái của vị cơ trưởng này cũng đăng tải lời nhắn trên trang mạng xã hội của cô, hy vọng cha cô sẽ trở về an toàn.

 

Dù cho cơ hội sống sót không còn nhiều...
Dù cho cơ hội sống sót không còn nhiều...
...nhưng họ vẫn luôn hy vọng người thân của mình sẽ trở về an toàn.
...nhưng họ vẫn luôn hy vọng người thân của mình sẽ trở về an toàn.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm