Tin tức

Mỹ: Bang Minnesota chìm trong hỗn loạn, thống đốc huy động Vệ binh Quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thống đốc bang Minnesota – Mỹ đã triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia hôm 28-5 để khôi phục trật tự sau hai ngày biểu tình bạo lực ở TP Minneapolis liên quan đến cái chết của một người đàn ông da màu.
 


Thống đốc Tim Walz đã ra lệnh cho lực lượng Vệ binh Quốc gia hỗ trợ cảnh sát khi các quan chức thực thi pháp luật các cấp đang tìm cách giảm bớt căng thẳng chủng tộc nổ ra sau vụ bắt giữ dẫn đến tử vong của người đàn ông tên George Floyd, 46 tuổi, hôm 25-5.

 

Cảnh sát được triển khai hôm 28-5. Ảnh: MPR News
Cảnh sát được triển khai hôm 28-5. Ảnh: MPR News



Căng thẳng giữa người biểu tình và cảnh sát tiếp tục gia tăng, trở nên dữ dội và hung hăng hơn tối 28-5 (giờ địa phương), khiến khoảng 40 người bị bắt.

4 cảnh sát liên quan cái chết của ông Floyd, gồm Derek Chauvin, Thomas Lane, Tou Thao và J Alexander Kueng, đã bị sa thải một ngày sau đó. Truyền thông địa phương xác định Chauvin là viên cảnh sát da trắng đã chẹt cổ nạn nhân trong đoạn video.

Theo hãng tin Reuters, hồ sơ trực tuyến của sở cảnh sát cho thấy có 18 đơn khiếu nại nội bộ đối với Chauvin, 16 trong số đó đã bị đóng mà không có hình thức kỷ luật.


 

Người biểu tình đốt phá xe. Ảnh: Ben Garvin
Người biểu tình đốt phá xe. Ảnh: Ben Garvin
Ông George Floyd, 46 tuổi. Ảnh: Công ty luật Ben Crump
Ông George Floyd, 46 tuổi. Ảnh: Công ty luật Ben Crump



Công tố viên bang Minnesota, bà Erica McDonald, cam kết tiến hành một cuộc điều tra chặt chẽ và kỹ lưỡng về những diễn biến liên quan vụ bắt giữ dẫn đến cái chết của ông Floyd.

Cuộc điều tra được Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr gọi là "ưu tiên hàng đầu" sẽ tập trung về việc liệu các cảnh sát có "phân biệt chủng tộc" khi tước quyền công dân của nạn nhân hay không.


 

Người biểu tình cầm khẩu hiệu là lời van xin
Người biểu tình cầm khẩu hiệu là lời van xin "Tôi không thở được" trước lúc chết của nạn nhân. Ảnh: AP
Hình ảnh cửa hàng Auto Zone sau khi bị đốt phá. Ảnh: Pioneer Press
Hình ảnh cửa hàng Auto Zone sau khi bị đốt phá. Ảnh: Pioneer Press



Tuyên bố được đưa ra sau hai ngày bất ổn khi cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay, đạn cao su vào những người ném đá trong cuộc đụng độ. Nhiều người biểu tình đổ xuống đường vì phẫn nộ về cái chết của ông Floyd.

Nạn nhân, từng là nhân viên bảo vệ hộp đêm, bị nghi cố chuyển tiền giả khi cảnh sát bắt giữ ông.

Đoạn video về vụ bắt giữ cho thấy ông Floyd nằm úp mặt trên đường, thở hổn hển và liên tục cầu xin "Làm ơn, tôi không thở được". Nhưng cảnh sát vẫn chẹt cổ ông Floyd bằng đầu gối trong khoảng 8 phút cho đến khi nạn nhân bất động. Ông Floyd qua đời tại bệnh viện không lâu sau đó.


 

 Hầu hết những người phản đối tham gia biểu tình trong hòa bình. Ảnh: The Denver Post
Hầu hết những người phản đối tham gia biểu tình trong hòa bình. Ảnh: The Denver Post
 Một số người biểu tình quá khích đập phá. Ảnh: AA
Một số người biểu tình quá khích đập phá. Ảnh: AA



Cảnh sát trưởng địa phương cho biết hầu hết những người tham gia biểu tình hòa bình trong khi một số người có hành vi quá khích, cướp bóc và đốt phá.



 

 Một cửa hàng bị đốt cháy gần khu vực biểu tình. Ảnh: Twitter
Một cửa hàng bị đốt cháy gần khu vực biểu tình. Ảnh: Twitter
Những người biểu tình chụp ảnh trước cửa hàng bị đốt cháy. Ảnh: AP
Những người biểu tình chụp ảnh trước cửa hàng bị đốt cháy. Ảnh: AP


Theo Xuân Mai (NLĐO, Reuters, NBC News)

Có thể bạn quan tâm