Cả CHDCND Triều Tiên lẫn Mỹ đều có những chuyển động mới sau hội nghị thượng đỉnh hồi cuối tháng 2.
Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump trong cuộc gặp tại Hà Nội ngày 28.2 |
Với những diễn biến trong tuần qua về việc CHDCND Triều Tiên có dấu hiệu tiếp tục hoạt động các cơ sở phát triển hạt nhân và khu vực phóng thử tên lửa, có thể thấy rằng ngay sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Bình Nhưỡng đã nhanh chóng củng cố “thế mạnh” của mình để giữ vững vị thế trong các cuộc đàm phán tương lai. Sau hội đàm, Bình Nhưỡng cũng có lý do tin rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump chưa thực sự đồng thuận với cách tiếp cận của Triều Tiên.
Thực tế, không riêng gì Bình Nhưỡng, mà Washington có lẽ cũng đang điều chỉnh lại vị thế trong việc giải quyết vấn đề giữa hai bên. Bởi diễn biến sau hội nghị có thể khiến Mỹ nhận thức rằng chưa đủ để đặt niềm tin vào các cam kết của Triều Tiên về việc từng bước giải giáp chương trình hạt nhân.
Chính vì thế, cả hai bên nhiều khả năng sẽ xem xét lại cách tiếp cận với nhau trong việc giải quyết bất đồng. Trong bối cảnh đó, Triều Tiên có thể phải xoay hướng tăng cường tiếp cận với hai đối tác truyền thống Trung Quốc và Nga, đồng thời mở rộng hợp tác cùng Hàn Quốc nhằm nới lỏng các lệnh trừng phạt, hoặc nhận hỗ trợ dưới những hình thức nào đó. Nếu kịch bản này xảy ra thì Bình Nhưỡng vẫn có thể củng cố được kinh tế để giải quyết các khó khăn nội tại.
PGS Stephen Robert Nagy
(Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản,
Học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada)
Học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada)