Tin tức

Ngoại giao vắc xin - Trung Quốc không dễ độc quyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tuần qua, Nhật Bản viện trợ 1,24 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 cho Đài Loan. Đây là bước đi quan trọng trong chương trình của Tokyo dự kiến viện trợ tổng cộng 30 triệu liều vắc xin AstraZeneca cho các nước.
 

 
Máy bay chở vắc xin Trung Quốc đến Campuchia hồi tháng 2 - Ảnh: Reuters
Máy bay chở vắc xin Trung Quốc đến Campuchia hồi tháng 2 - Ảnh: Reuters


Nói đó là bước đi quan trọng là bởi Tokyo đã mạnh dạn thể hiện sự ủng hộ Đài Bắc trong bối cảnh Trung Quốc đại lục đang gây nhiều sức ép với Đài Loan. Gần đây, dù nhóm G7 tuyên bố “ủng hộ sự tham gia có ý nghĩa của Đài Loan vào các diễn đàn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Đại hội đồng Y tế thế giới”, nhưng Trung Quốc từ chối sự tham gia của Đài Loan, Bắc Kinh vẫn ngăn chặn hồ sơ của Đài Bắc tham gia các tổ chức này.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đại lục đang sử dụng chương trình “ngoại giao vắc xin” để cô lập Đài Loan. Điển hình, Trung Quốc tài trợ nhiều vắc xin cho các nước Nam Mỹ, nhưng không viện trợ vắc xin cho Paraguay, vì Paraguay có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan. Vì thế, Ấn Độ đã viện trợ vắc xin cho Paraguay. Tuy nhiên, hiện nay chính Ấn Độ cũng đang gặp khó khăn do Covid-19, nên chưa thể tiếp tục viện trợ vắc xin. Chính vì thế, nếu không có các nước khác tham gia thì Trung Quốc sẽ độc quyền chính sách “ngoại giao vắc xin”.

Giờ đây, không chỉ Nhật Bản mà Mỹ cũng tăng cường viện trợ vắc xin ngừa Covid-19. Washington vừa công bố chương trình viện trợ 80 triệu liều vắc xin, mà trong đó Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan là những nơi đầu tiên được nhận.

Chính vì thế, Trung Quốc chắc chắn không dễ gì độc quyền thực hiện “ngoại giao vắc xin”.

 

Theo TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ/TNO)

 

Có thể bạn quan tâm