Tin tức

Phát hiện bất ngờ về động đất cực mạnh vừa tấn công Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trận động đất mạnh 7,3 độ richter tấn công Nhật Bản đêm 13.2 được cho là dư chấn của thảm họa động đất lịch sử năm 2011 gây sóng thần lớn trong khu vực.
Tờ Japan Times dẫn lời giáo sư Kenji Satake, Viện Nghiên cứu Động đất của Đại học Tokyo, cho biết: “Bởi vì (trận động đất ở Nhật Bản năm 2011) là một trận động đất cực lớn với cường độ 9,0 độ richter, nên không có gì ngạc nhiên khi có một dư chấn với quy mô này vào 10 năm sau”.
Hàng hóa rơi vỡ sau trận động đất ngày 13.2. Ảnh: AFP
Hàng hóa rơi vỡ sau trận động đất ngày 13.2. Ảnh: AFP
Theo giáo sư Satake, mặc dù trận động đất ngày 13.2 có cường độ tương đối lớn với tâm điểm là tỉnh Fukushima, nhưng nó không có khả năng gây ra sóng thần vì nó xảy ra ở tâm chấn sâu khoảng 55 km dưới mặt biển.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cũng cho biết, họ tin rằng trận động đất lúc 23h07 ngày 13.2 ngoài khơi bờ biển Tohoku là một dư chấn của thảm họa động đất, sóng thần xảy ra ở khu vực này gần 10 năm trước.
Theo Cơ quan Khí tượng, cường độ địa chấn của trận động đất ngày 13.2 - cấp độ 6 trong thang 7 cấp độ của Nhật Bản - là mạnh nhất xảy ra ngoài khơi bờ biển đông bắc nước này kể từ ngày 7.4.2011.
Vào ngày 11.3.2011, trận động đất mạnh 9,0 độ richter đã làm rung chuyển khu vực - cấp độ 7 cao nhất của Nhật Bản - gây ra một trận sóng thần lớn. Các thảm họa sau đó dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Trận động đất ngày 11.3.2011 gây thảm họa sóng thần. Ảnh: AFP
Trận động đất ngày 11.3.2011 gây thảm họa sóng thần. Ảnh: AFP
Một trận động đất có cường độ mạnh cấp 6 và 7 được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản định nghĩa là khiến “con người không thể đứng vững hoặc di chuyển mà không bò” và mọi người thậm chí có thể bị “ném trong không khí”.
Sự khác biệt giữa cấp độ 6 và 7 là tác động của chúng lên đồ đạc, tường và cửa sổ. Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, trước đây, “hầu hết các bức tường bê tông không gia cố đều sụp đổ”, nhưng thậm chí “các bức tường bê tông cốt thép cũng có thể sụp đổ”.
Trận động đất ngày 13.2 khiến ít nhất 100 người bị thương ở 6 tỉnh của Nhật Bản, gồm Miyagi, Fukushima, Ibaraki, Tochigi, Saitama và Chiba, song không có ai bị thương nặng.
Trên toàn quốc, ít nhất 950.000 ngôi nhà bị mất điện tạm thời, nhưng đã được cấp điện trở lại gần hết vào sáng 14.2.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga trấn an công chúng rằng, "không có bất thường nào" được báo cáo tại bất kỳ nhà máy hạt nhân nào trong khu vực sau trận động đất hôm thứ Bảy.
Động đất ngày 13.2 được cho là dư chấn của trận động đất năm 2011. Ảnh: AFP
Động đất ngày 13.2 được cho là dư chấn của trận động đất năm 2011. Ảnh: AFP
Thiệt hại sau trận động đất ngày 13.2.2021. Ảnh: AFP
Thiệt hại sau trận động đất ngày 13.2.2021. Ảnh: AFP

Phát biểu với các phóng viên vào sáng sớm 14.2, Thủ tướng Suga cho biết, thiệt hại vẫn đang được đánh giá, và yêu cầu cư dân trong khu vực bị ảnh hưởng ở trong nhà và chuẩn bị cho các dư chấn.

Trận động đất gây ra lở đất ở một số đoạn của một tuyến đường cao tốc chính, ảnh hưởng đến hai tỉnh Kanto và Tohoku. Kè ven đường bị sập, che lấp đường và vùi lấp lan can trong bùn, NHK đưa tin.
Theo KHÁNH MINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm