Tin tức

Phát hiện kho kim cương cổ đại "ngủ yên" suốt 4,5 tỷ năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kho dự trữ kim cương cổ đại được một nhóm nhà khoa học quốc tế phát hiện gần lõi Trái Đất ở độ sâu hơn 410 km.
Theo nghiên cứu công bố hôm 16/8 trên tạp chí Science, những viên kim cương ngủ yên suốt 4,5 tỷ năm dưới độ sâu hàng trăm kilomet đã bất ngờ bị đẩy lên mặt đất bởi vụ phun trào núi lửa cực mạnh ở Brazil.
Nhóm nghiên cứu mà đứng đầu là tiến sĩ Suzette Timmerman ở Đại học Quốc gia Australi  đã đo đồng vị heli trong kim cương để xác định vị trí của kho kim cương cổ đại.
Tiến sĩ Timmerman và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ đồng vị heli trong những viên kim cương ra đời ở độ sâu 150 - 230 km dưới lớp vỏ Trái Đất.
"Kim cương là vật liệu tự nhiên cứng nhất và khó phá hủy nhất mà con người biết tới. Chúng là chiếc hộp thời gian hoàn hảo giúp chúng tôi khám phá trong lòng Trái Đất. Chúng tôi tách khí heli từ 23 viên kim cương siêu sâu ở vùng Juina, Brazil. Số kim cương này có tỷ lệ đồng vị như chúng tôi dự đoán từ kho chứa cổ đại, xác nhận các khí thu được là dấu tích từ thời kỳ trước khi Mặt Trăng va chạm với Trái Đất" -Tiến sĩ Timmerman cho biết.
 
Kho kim cương cổ đại “ngủ yên” suốt 4,5 tỷ năm vừa được phát hiện. Ảnh minh họa
Theo nhóm nghiên cứu, kim cương đóng vai trò như "chiếc hộp thời gian hoàn hảo" giúp họ tìm hiểu sâu hơn về thời kỳ hỗn độn sau khi Trái Đất hình thành. Trong suốt thời kỳ này, hoạt động địa chất dữ dội tới mức cấu trúc ban đầu của hành tinh trẻ hầu như không còn sót lại gì.
Được biết, năm ngoái, các nhà khoa học cũng  phát hiện một lượng rất lớn kim cương được chôn giấu khoảng hơn 160 km dưới lòng đất.
Cụ thể, theo tờ iflscience, dựa trên dữ liệu hoạt động địa chất nhiều thập kỷ qua, nhóm nghiên cứu quốc tế đã công bố thông tin về khối kim cương siêu lớn.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng sóng âm thanh để ước tính các thành phần của lớp vỏ Trái Đất. Họ cho rằng một lượng siêu lớn kim cương được chôn dấu ở "vùng rễ cratonic", phần cổ xưa nhất có hình chóp núi lộn ngược bên dưới vùng kiến tạo của các lục địa.
Tuy nhiên, tại vùng rễ này chỉ có khoảng 1-2% kim cương. Như vậy còn phần nhiều kim cương vẫn nằm sâu trong lòng đất chưa được phát hiện.
Ulrich Faul - một nhà khoa học nghiên cứu thuộc Khoa Trái đất, khí quyển và khoa học hành tinh của MIT cho  biết: "Điều này cho thấy kim cương không phải là khoáng vật kỳ lạ, nhưng trên quy mô địa chất, nó tương đối phổ biến. Ta không thể lấy chúng, nhưng vẫn có rất nhiều kim cương hơn chúng ta đã từng nghĩ trước đây."
Kim cương được hình thành dưới điều kiện nhiệt độ cao và áp suất cao, được tìm thấy bên dưới lớp vỏ Trái Đất. Lý do tại sao chúng hiếm gặp là vì kim cương chỉ gần bề mặt Trái Đất sau các vụ phun trào cụ thể.
Theo Vũ Đậu (Đời sống & Pháp luật)

Có thể bạn quan tâm