Tin tức

Thủ đô của Fiji bị phong tỏa sau một tang lễ "siêu lây lan" virus

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủ đô Suva của Cộng hòa Fiji bị phong tỏa 14 ngày kể từ 26-4, khi quốc đảo Thái Bình Dương này chiến đấu để ngăn chặn đợt tăng đột biến Covid-19 sau một tang lễ "siêu lây lan" virus.

Khoảng 100.000 người trong thành phố phải ở trong các khu vực cấm đi lại và các cơ sở kinh doanh đều bị phong tỏa, sau khi các ca nhiễm dịch Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng được phát hiện, theo báo The Straits Times.

Một người lính đã nhiễm virus SARS-CoV-2 tại một cơ sở cách ly và lây cho một người giúp việc, người này sau đó đã khiến 500 người trong đám tang phải đối mặt với nguy cơ nhiễm dịch.

Ông James Fong, thường trực Cơ quan Sức khỏe và Dịch vụ y tế, cho biết 4 trường hợp nhiễm dịch mới đã xuất hiện vào cuối tuần.

Ông Fong nói: "Ba trường hợp nhiễm liên quan đến những người tham dự đám tang mà chúng tôi xác định là những bệnh nhân siêu lây nhiễm, bao gồm 2 vợ chồng đã lây lan dịch bệnh trong cộng đồng".

Không rõ làm thế nào mà người thứ tư, một phụ nữ ở ngoại ô Suva, bị nhiễm bệnh.

Fiji phần lớn đã ngăn chặn được virus thông qua các biện pháp cách ly nghiêm ngặt và kiểm soát biên giới. Chỉ có khoảng 100 trường hợp nhiễm dịch và 2 trường hợp tử vong trong tổng số 930.000 người dân.

Sự xuất hiện tình trạng lây truyền từ cộng đồng là một đòn giáng cho hi vọng của Fiji trong việc mở lại du lịch không có kiểm dịch với Úc và New Zealand, nguồn cung cấp hầu hết du khách quốc tế cho Fiji.

Nền kinh tế của Fiji phụ thuộc nhiều vào du lịch, vốn đã bốc hơi trong đại dịch Covid-19.

Số lượng du khách hằng tháng đã giảm tới 99% so với mức trước đại dịch, theo thống kê của chính phủ.


 

Vụ cháy ở bệnh viện Ibn al-Khatib Hospital diễn ra do bình ga bị nổ. Ảnh: EPA-EFE
Vụ cháy ở bệnh viện Ibn al-Khatib Hospital diễn ra do bình ga bị nổ. Ảnh: EPA-EFE


Đám cháy tại bệnh viện điều trị Covid-19 ở thủ đô Baghdad - Iraq đã khiến 82 người chết và 110 người bị thương.

Ngọn lửa bùng phát hôm 24-4 tại Bệnh viện Ibn al-Khatib ở khu vực Cầu Diyala.

Thống đốc Baghdad và một quan chức cấp cao khác của Bộ Y tế cũng bị đình chỉ công tác và chờ điều tra.

Vụ hỏa hoạn - theo một số nguồn tin, là do sơ suất, thường liên quan đến nạn tham nhũng phổ biến ở Iraq - ngay lập tức dấy lên sự phẫn nộ trên mạng xã hội nước này.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Iraq, vốn đã bị hủy hoại sau nhiều thập kỷ bị trừng phạt, chiến tranh và sự lãng quên, đã bị tổn thương trong cuộc khủng hoảng dịch Covid-19.

Bộ Y tế Iraq ghi nhận tổng cộng 1.025.288 trường hợp nhiễm dịch Covid-19 và 15.217 trường hợp tử vong.

Quốc gia này đã khởi động chiến dịch tiêm chủng vào tháng trước và đã nhận được gần 650.000 liều vắc xin khác nhau - phần lớn là do hiến tặng hoặc thông qua Covax, chương trình đang giúp các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình mua vắc-xin Covid-19.

Theo Gia Minh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm