Tin tức

Trung Quốc chuyển dòng 11 con sông, lấn sang đất ở nước láng giềng của Ấn Độ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, đường bộ khổng lồ ở khu tự trị Tây Tạng của Bắc Kinh đã khiến nhiều dòng sông bị đổi hướng, giúp Trung Quốc mở rộng lãnh thổ sang khu vực phía Bắc Nepal – quốc gia láng giềng với Ấn Độ – theo một tài liệu của Bộ Nông nghiệp Nepal, được tờ Hindustan Times dẫn lại.

 Hình ảnh vệ tinh tiết lộ quá trình chặn sông Galwan của Trung Quốc. Ảnh bên phải cho thấy Trung Quốc đã chặn xong dòng chảy, khiến nước không thể chảy về phía Ấn Độ (ảnh: Hindustan Times)
Hình ảnh vệ tinh tiết lộ quá trình chặn sông Galwan của Trung Quốc. Ảnh bên phải cho thấy Trung Quốc đã chặn xong dòng chảy, khiến nước không thể chảy về phía Ấn Độ (ảnh: Hindustan Times)



Theo tài liệu nói trên, nhiều khu vực thuộc một số quận của Nepal đang bị Trung Quốc chiếm giữ. Trung Quốc có thể kiểm soát thêm nhiều diện tích ở khu vực biên giới với Nepal nếu các con sông tiếp tục bị đổi dòng chảy như hiện tại.

Nepal nhiều khả năng sẽ mất thêm hàng trăm héc ta đất do hành động đổi dòng chảy của Trung Quốc.

“Khả năng cao là trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ xây dựng các trạm biên phòng và triển khai lực lượng vũ trang đến các vị trí vừa chiếm đóng”, Bộ Nông nghiệp Nepal lo ngại.

Nepal có chung đường biên giới phía Bắc với Trung Quốc. Ranh giới tự nhiên giữa 2 nước là 43 ngọn đồi, núi. Trung Quốc và Nepal cũng xây dựng 6 tiền đồn biên giới, chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu giao thương.

Theo Bộ Nông nghiệp Nepal, Trung Quốc đã đổi dòng 11 con sông ở biên giới, chiếm giữ 36 héc ta đất của Nepal thuộc 4 quận là Humla, Rasuwa, Sindhupalchowk và Sankhuwasabha.

Đã có một số cuộc biểu tình nổ ra ở Nepal sau khi thông tin việc Trung Quốc đổi dòng 11 con sông được đăng tải. Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Nepal Sharma Oli vẫn chưa có phản hồi với Trung Quốc.

Mới đây, truyền thông Ấn Độ cũng đưa tin Trung Quốc đã điều hơn 200 phương tiện các loại để xúc đất, chặn sông Galwan – một địa điểm quan trọng ở Đường kiểm soát thực tế (LAC) – nhằm chiếm ưu thế trong việc tranh chấp biên giới.

https://danviet.vn/trung-quoc-chuyen-dong-11-con-song-lan-sang-dat-o-nuoc-lang-gieng-cua-an-do-5020202463583713.htm

Theo Vương Nam  (Dân VIệt/Hindustan Times)

Có thể bạn quan tâm