(GLO)- Sau những thành công vượt bậc về KHCN nói chung, đặc biệt là khoa học vũ trụ, trí tuệ nhân tạo, quân sự,…mới đây ngày 5/11, Trung Quốc lại khiến thế giới khâm phục khi hoàn thành thử nghiệm tên lửa nhiên liệu lỏng mới.
Tên lửa Trung Quốc. Ảnh: Viện KHCN Trung Quốc
Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng hay (ký hiệu ĐTL) là loại động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu tên lửa ở dạng lỏng. Có thể chia ĐTL làm ba loại chính theo số thành phần nhiên liệu là: ĐTL một thành phần, ĐTL hai thành phần và ĐTL ba thành phần.
Năm 1926, nhà phát minh Robert H. Goddard đã thử nghiệm thành công tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên trên thế giới hoạt động bằng xăng và oxy lỏng. Thành tựu này khiến cho Goddard được biết đến như là cha đẻ của động cơ tên lửa hiện đại.
Tên lửa trên Trung Quốc có lực đẩy lớn nhất từ trước đến nay của nước này, sử dụng nhiên liệu lỏng hỗn hợp oxygen-kerosene do Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASTC) phát triển, có lực đẩy lên đến 500 tấn. Lực đẩy của động cơ này lớn gấp khoảng 4 lần so với các động cơ nhiên liệu lỏng hiện có.
Cùng ngày, Trung Quốc đã phóng một vệ tinh liên lạc mới lên quỹ đạo từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương thuộc tỉn Tứ Xuyên.Vệ tinh “ChinaSat 19" phóng vào lúc 19 giờ 50 theo giờ Bắc Kinh (20 giờ 50 theo giờ Hà Nội) bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 3B. Đây là lần phóng thứ 447 của dòng tên lửa đẩy Trường Chinh.
Vệ tinh “ChinaSat 19"chủ yếu cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc cho những tuyến truyền dẫn quan trọng qua Thái Bình Dương, giữa Đông Thái Bình Dương và bờ biển phía Tây khu vực Bắc Mỹ.
TS ( TTXVN, VOV, khoahocphattrien.vn)