Tin tức

Việt Nam được nâng hạng trong bảng xếp hạng chỉ số quyền lực mềm toàn cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việt Nam được nâng hạng trong bảng xếp hạng Chỉ số quyền lực mềm toàn cầu.



Chỉ số đánh giá quyền lực mềm toàn cầu do Brand Finance, công ty tư vấn có trụ sở tại Anh, đánh giá xếp hạng thương hiệu của Việt Nam được cải thiện, nâng thêm 3 bậc, từ 50 lên 47.

 Một cửa hàng bày bán áo cờ đỏ sao vàng Việt Nam ở đường phố Hà Nội. Ảnh: AFP
Một cửa hàng bày bán áo cờ đỏ sao vàng Việt Nam ở đường phố Hà Nội. Ảnh: AFP



Theo ông Samir Dixit, giám đốc điều hành Brand Finance Châu Á - Thái Bình Dương, phương thức lịch sử quản lý quyền lực mềm thông qua các cá nhân mạnh mẽ và ngoại giao chính trị không còn phù hợp nữa. Quyền lực mềm ngày nay là tổng hợp nhận thức của tất cả các bên liên quan, có thể là người tiêu dùng, doanh nghiệp, phương tiện truyền thông, các nhà hoạch định chính sách toàn cầu, nhà đầu tư, lãnh đạo của các quốc gia khác...

Tăng trưởng kinh tế trong thế kỷ 21 bao gồm sự hợp tác bền vững giữa các bên liên quan và mối tương quan giữa nhận thức về thương hiệu quốc gia với các thương hiệu trong nước, điều này có thể thực sự nâng cao sức mạnh mềm của quốc gia - cả bên trong và bên ngoài.

Ông Dixit, một trong các tác giả của báo cáo Brand Finance cho rằng, Việt Nam dường như đã kiểm soát tốt mọi khía cạnh, đặc biệt là sự hội nhập và liên kết giữa thương hiệu quốc gia và các thương hiệu trong nước.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030, nhằm nâng cao giá trị và thứ hạng của thương hiệu quốc gia, đồng thời đặt mục tiêu trên 1.000 sản phẩm trở thành thương hiệu mạnh quốc gia. Các thương hiệu trong nước được quản lý thông qua những nỗ lực và sáng kiến ​​cụ thể do Vietrade thực hiện, trong khuôn khổ chương trình thương hiệu quốc gia “Giá trị Việt”.

Ở cấp độ quốc gia, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 187 trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và hoàn tất quá trình đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), đưa Việt Nam trở thành nhân tố quan trọng trong tất cả các liên kết kinh tế khu vực và nội khối, là động lực thúc đẩy xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Ông Dixit cho hay, cơ quan quản lý chương trình “Giá trị Việt Nam” (Vietnam Value) của Bộ Công Thương Việt Nam đã tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực thông qua tư vấn phát triển doanh nghiệp, thiết lập hệ thống thông tin và cập nhật kiến ​​thức xây dựng thương hiệu. Tất cả sáng kiến ​​và nỗ lực này đã giúp nâng cao nhận thức của công chúng, người tiêu dùng quốc tế và khách hàng về Chương trình và các sản phẩm Vietnam Value thông qua các kênh truyền thông trong nước và quốc tế.

Trong khi đó, Bộ Công Thương cũng tập trung xây dựng và quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể của Việt Nam tại thị trường nước ngoài; hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên uy tín chất lượng, sản xuất thân thiện với môi trường và tính chuyên nghiệp, từ đó góp phần củng cố vị thế của thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Nhờ những nỗ lực của chương trình “Giá trị Việt Nam”, ngành công nghiệp thực phẩm chế biến của Việt Nam hiện đóng góp tới 17 tỉ USD xuất khẩu của Việt Nam. Ngành công nghiệp may mặc cũng chiếm hơn 22 tỉ USD xuất khẩu của Việt Nam. Những đóng góp kinh tế này hoàn toàn quan trọng đối với tăng trưởng chung, danh tiếng và đóng góp vào quyền lực mềm của Việt Nam - ông Dixit kết luận.

https://laodong.vn/the-gioi/viet-nam-duoc-nang-hang-trong-bang-xep-hang-chi-so-quyen-luc-mem-toan-cau-883764.ldo
 

Theo Ngọc Vân (LĐO)

Có thể bạn quan tâm