Multimedia

Emagazine

E-magazine Cà phê Gia Lai hướng mạnh thị trường thế giới

Qua rồi cái thời làm cà phê theo kiểu “ăn xổi ở thì”, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của ngành chức năng, người trồng cà phê ở Gia Lai nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung bắt đầu quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, người dân không những sản xuất theo các tiêu chuẩn nông nghiệp tốt mà còn chú trọng kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào. Đặc biệt, tình trạng thu hoạch cà phê theo kiểu “chín ép” hầu như không còn. Nhiều hộ lựa chọn từng cây, từng quả chín để thu hái nhằm đảm bảo chất lượng hạt cà phê ở mức cao nhất.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thiện (thôn 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) có 1,2 ha cà phê trong giai đoạn kinh doanh. Ngoài việc trồng theo hướng hữu cơ, ông rất chú trọng đến khâu thu hoạch. Ông Thiện cho biết: “Tôi cho nhân công chọn những cây có tỷ lệ quả chín đạt 80-90% để thu hái. Cà phê mang về xay nước để bỏ lớp vỏ ngoài, giữ lại lớp lụa thì chất lượng đạt tốt nhất. Làm như vậy thì 1 tấn sản phẩm bán ra thị trường sẽ cao hơn 15 triệu đồng so với cà phê thông thường”.

Sau nhiều lần học tập kinh nghiệm tại nhiều trang trại cà phê hữu cơ ở các tỉnh Tây Nguyên, anh Đoàn Anh Tuấn (thôn 1, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) đã quyết định áp dụng phương pháp sản xuất cà phê chất lượng cao trên 7 ha của gia đình. Thay vì sử dụng phân hóa học như trước, anh dùng phân hữu cơ bón cho vườn cà phê. Đồng thời, anh sử dụng các phương pháp tự nhiên để bảo vệ vườn cây khỏi sâu bệnh chứ không dùng thuốc trừ sâu, hóa chất diệt cỏ. “Để sản phẩm cà phê đạt chất lượng cao thì khâu thu hoạch, sơ chế, chế biến đặc biệt quan trọng. Toàn bộ diện tích cà phê được tôi lựa chọn thu hái những quả chín và đưa vào bể nước ngâm để loại bỏ quả lép, hạt chín ép. Sau đó, những quả đạt chất lượng được vớt ra để ráo và tiến hành sơ chế theo phương pháp Natural bằng cách lên men rồi phơi nguyên quả, tách vỏ thu hạt nhân. Bên cạnh cung cấp cho thị trường 15-20 tấn cà phê nhân xanh mỗi năm, tôi còn cung cấp trên 2 tấn cà phê rang xay cho các nhà hàng, quán cà phê ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Với cách làm này, giá trị cà phê làm ra của tôi tăng gấp 2-3 lần so với cà phê thông thường”-anh Tuấn chia sẻ.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh cũng đặc biệt chú trọng xây dựng chuỗi sản xuất theo quy trình khép kín từ khâu đầu vào đến thu hoạch, chế biến.

Toàn tỉnh hiện có trên 98.000 ha cà phê, trong đó có 36.620 ha sản xuất theo các chứng nhận như VietGAP, 4C, Rainforest, Organic. Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Năm 2023, giá trị xuất khẩu cà phê đạt 490 triệu USD, chiếm trên 72% kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh. Bên cạnh giữ ổn định diện tích hiện có, các doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang tập trung nâng cao chất lượng, giá trị cà phê thông qua việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, hướng tới thị trường ngoài nước. Đặc biệt, Gia Lai là 1 trong 8 tỉnh được Bộ Nông nghiệp và PTNT chọn triển khai Đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để cà phê đặc sản Gia Lai vươn mình ra thế giới.

Để nâng tầm giá trị cà phê của tỉnh, ông Lê Hữu Anh-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Lam Anh (huyện Đak Đoa) cho rằng: Hiện nay, cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản đang là xu hướng và là sự lựa chọn của người tiêu dùng. Tại Gia Lai, nhiều cá nhân, doanh nghiệp chế biến thành công những sản phẩm cà phê chất lượng cao, đặc sản, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà cả các thị trường khó tính trên thế giới. “Việc phát triển vùng nguyên liệu cà phê sạch, đặc sản càng có ý nghĩa hơn khi xây dựng các câu chuyện về hạt cà phê. Đây là yếu tố nhân văn, được người nước ngoài quan tâm khi phát triển vùng cà phê. Từ đó, xây dựng được thương hiệu cà phê, văn hóa trồng cà phê. Cùng với đó, muốn cà phê Gia Lai đứng vững trên thị trường quốc tế, chúng ta cần minh bạch vùng nguyên liệu, sản xuất theo hướng hữu cơ, bảo vệ môi trường”-ông Lê Hữu Anh chia sẻ.

Trên cơ sở Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, huyện Đak Đoa đang tập trung quy hoạch, hỗ trợ đầu tư xây dựng vùng sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn với diện tích khoảng 28.000 ha, trong đó, khoảng 1.000 ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Đồng thời, huyện tập trung phát triển diện tích cà phê đặc sản tại xã Đak Krong và Hà Bầu. Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nguyễn Kim Anh thông tin: “Huyện tập trung tái cơ cấu toàn diện theo chuỗi giá trị sản phẩm từ địa phương đến cấp quốc gia, đặc biệt sản xuất cà phê đặc sản theo các tiêu chuẩn quốc tế. Qua đó từng bước nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường”.

Trao đổi với P.V, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết:

Có thể bạn quan tâm