Thời sự - Bình luận

Cảnh giác với tín dụng đen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian qua, Công an TP HCM đã phối hợp với các cơ quan chức năng triệt phá nhiều băng nhóm, công ty núp bóng để hoạt động tín dụng đen.

Các đối tượng tội phạm với vỏ bọc công ty luật, thuê người đứng tên đăng ký pháp nhân rồi hợp tác với một số tổ chức ngân hàng, công ty tài chính dưới danh nghĩa trợ giúp pháp lý (xử lý nợ xấu), thủ đoạn là gọi điện thoại đến những nơi liên quan "con nợ" để đe dọa, thậm chí hành hung...

Khi không đòi được nợ, các đối tượng cho vay không khởi kiện ra tòa án để được giải quyết mà trực tiếp hoặc thuê người đi đòi với nhiều thủ đoạn, cách thức khác nhau. Các đối tượng này gây áp lực buộc người vay hoặc thân nhân phải tìm cách trả nợ, dẫn đến phạm tội hình sự như hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối...

Thời gian qua, Công an TP HCM đã phối hợp với các cơ quan chức năng triệt phá nhiều băng nhóm, công ty núp bóng để hoạt động tín dụng đen.

Các đối tượng tội phạm với vỏ bọc công ty luật, thuê người đứng tên đăng ký pháp nhân rồi hợp tác với một số tổ chức ngân hàng, công ty tài chính dưới danh nghĩa trợ giúp pháp lý (xử lý nợ xấu), thủ đoạn là gọi điện thoại đến những nơi liên quan "con nợ" để đe dọa, thậm chí hành hung...

Khi không đòi được nợ, các đối tượng cho vay không khởi kiện ra tòa án để được giải quyết mà trực tiếp hoặc thuê người đi đòi với nhiều thủ đoạn, cách thức khác nhau. Các đối tượng này gây áp lực buộc người vay hoặc thân nhân phải tìm cách trả nợ, dẫn đến phạm tội hình sự như hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối...

Khi vay tiền qua app, người vay phải cho phép đối tượng cho vay được quyền sử dụng, truy cập danh bạ điện thoại cá nhân hoặc danh sách bạn bè trên mạng xã hội. Đến khi người vay không trả tiền đúng hạn hay mất liên lạc, bên cho vay liền gọi điện, nhắn tin, đăng thông tin trên mạng xã hội, dán tờ rơi gần nơi họ sinh sống, làm việc để gây áp lực. Các đối tượng này tấn công liên tục, đe dọa làm người vay và thân nhân lo sợ, không dám cộng tác, từ chối khai báo, không tố giác tội phạm, gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc thu thập chứng cứ để xử lý.

Việc xử lý đối tượng cho vay nặng lãi hiện gặp nhiều khó khăn. Thủ đoạn của chúng ngày càng tinh vi, sử dụng công nghệ cao để đối phó cơ quan chức năng. Khi người vay không trả vốn, lãi đúng hạn thì bị cộng dồn vốn, lãi và cập nhật thành khoản vay mới, không ghi lãi suất. Một số bị hại trong quá trình vay mượn thường giấu thông tin, thậm chí không hợp tác với cơ quan điều tra hoặc bị các đối tượng đe dọa, khống chế nên không dám tố giác. Khi cơ quan công an phát hiện thì sự việc đã xảy ra quá lâu, kéo dài, chứng cứ thu thập được rất hạn chế.

Để hạn chế sa vào bẫy tín dụng đen, khi bị đe dọa, người vay cần ghi lại bằng chứng liên quan và trình báo cơ quan chức năng. Nếu bị quấy rối, làm nhục trên mạng xã hội, người vay cần yêu cầu đối tượng cho vay gỡ bỏ thông tin trên mạng, lưu lại bằng chứng và gửi đến công an. Người có nhu cầu nên tìm đến những gói vay chính thống của ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính hợp pháp và tìm hiểu kỹ các thông tin để tránh sa vào tín dụng đen.

Nguồn tín dụng tin cậy là các ngân hàng, tổ chức tín dụng, trong đó phải kể đến Ngân hàng Chính sách xã hội. Người có nhu cầu cũng có thể thông qua tổ chức Công đoàn để được giới thiệu những khoản vay ưu đãi dành cho người lao động phát triển kinh tế gia đình, tạo thêm việc làm, với lãi suất hỗ trợ, thủ tục nhanh gọn.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần tăng cường quản lý, có quy định cụ thể, siết chặt các hoạt động cho vay, huy động vốn tự phát. Ngoài ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giúp tổ chức, doanh nghiệp và người dân nâng cao hiểu biết, nhận thức, cảnh giác cao trước thủ đoạn của các đối tượng hoạt động tín dụng đen.

VŨ THỊ XUÂN NHUỆ (Trưởng Phòng Thực hành quyền công tố,
kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự - VKSND TP HCM)

Có thể bạn quan tâm