Tin tức

Châu Âu: Nhu cầu tàu chở khí đốt tăng mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

( GLO)- Các quốc gia châu Âu vội vã dự trữ khí đốt để phục vụ sản xuất, cấp điện sinh hoạt và sưởi ấm nhà cửa cho mùa đông. Năm nay, châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất kể từ những năm 70 thế kỷ trước. Đây là lý do làm cho nhu cầu tàu vận tải khí đốt trên biển tăng cao, bên cạnh một số lý do khác.

Chạy đua dự trữ

Các nước Châu Âu vốn nhập khẩu khoảng 40% khí tự nhiên từ Nga hàng năm. Trong đó, phân nửa sản lượng được đưa đến châu Âu qua đường ống dẫn khí Nord Stream, nối từ Siberia tới Đức qua biển Baltic. Nhưng kể từ tháng 6, công ty Gazprom của Nga đã bắt đầu cắt giảm lượng khí đốt qua đường ống này. Rồi đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 của Nga được phát hiện có ba vị trí rò rỉ hôm 26/9, gần đảo Bornholm của Đan Mạch. Vụ rò rỉ được cho là có sự phá hoại.

Châu Âu: Nhu cầu tàu chở khí đốt tăng mạnh ảnh 1
 
Ảnh minh họa tàu chở khí đốt của Blooomberg

Các đường ống Dòng chảy phương Bắc, nối Nga với Đức, đã trở thành tâm điểm của căng thẳng địa chính trị khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu do nghi ngờ trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây sau khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2.

Kể từ đó, chính quyền các nước phương Tây đã gấp rút đi tìm những nguồn cung thay thế từ Mỹ hay Qatar. Nhưng việc này cũng gặp nhiều khó khăn và chuỗi cung ứng khí hóa lỏng của châu Âu cần thay đổi rất nhiều để thích ứng.

Tính đến nay, các quốc gia này đã vượt mức kế hoạch và các kho đã được lấp đầy 95%. Giá khí đốt tự nhiên đã giảm hơn 70% kể từ khi chạm mức cao nhất mọi thời đại vào cuối tháng 8 sau khi các kho dự trữ trên toàn châu Âu đã lấp đầy gần toàn bộ công suất. Điều này có nghĩa châu Âu đã khá sẵn sàng để đối mặt với mùa đông sắp tới.

Ùn tắc kéo dài

Để “ hóa giải” nỗi lo thiếu nhiên liệu sưởi ấm đã dẫn các nước Châu Âu tới một thử thách khác, đó là nhu cầu tàu vận tải khí đốt tăng cao, gây ra cảnh ùn tắc trên biển. Lý giải về điều này theo các nhà phân tích ,đó là do không đủ chỗ chứa. Nhiều con tàu không cập bến được vì không có đủ số lượng trạm tái hóa khí để dỡ chuyến. Các trạm tái hóa khí là những nhà máy lớn đặt dọc bờ biển, có nhiệm vụ tiếp nhận và chuyển đổi khí đã hóa lỏng ở -162 độ C trở lại thành khí tự nhiên ở nhiệt độ khí quyển. Và dĩ nhiên có các nhà máy này, nhưng chúng phân bố không đồng đều mà tập trung chủ yếu ở Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Nguyên  nhân quan trọng kế tiếp là các con tàu khổng lồ có chức năng như cơ sở lưu trữ khí đốt offshore tạm thời. Từ đây dẫn tới việc chúng‘chưa chịu’ cập cảng, vì bù hoãn mua (hay ‘contango’). Contango là hiện tượng xuất hiện khi thị trường dư thừa hàng hóa. Khi đó, giá hàng hóa trong tương lai vài tháng tới sẽ cao hơn giá giao ngay. Vì vậy,  nó thúc đẩy các nhà đầu tư giữ hàng hóa lại và lưu trữ cho đến khi thị trường cần, cụ thể là cuối năm nay và đầu năm sau.

Nhưng như vậy vấn đề năng lượng ở các nước châu Âu vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn. Họ vẫn phải đề phòng cho trường hợp mùa đông năm nay quá lạnh và Nga quyết định ngưng toàn bộ việc cung cấp, hoặc nguồn cung từ Na Uy và Mỹ bị gián đoạn vì bất cứ lý do nào đó,v.v…

Theo dữ liệu thống kê của Bloomberg, các tàu chở dầu đi khắp thế giới đang kiếm được nhiều tiền nhất trong vòng 2 năm khi xuất khẩu dầu tư Mỹ và Trung Đông tăng mạnh.

Nhu cầu đối với tàu chở dầu từng giảm mạnh khi các nước cắt giảm sản xuất trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu từ Mỹ đang ở mức cao kỷ lục và việc các nước thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tăng sản lượng đang một lần nữa làm tăng lượng dầu vận chuyển bằng đường biển.

Bên cạnh đó, việc dầu Nga chuyển hướng xuất khẩu cũng làm thay đổi các tuyến vận chuyển, khiến các chuyến đi dài ngày hơn và gây sức ép lên đội tàu toàn cầu.

TS ( từ TTXVN, vneconomy.vn, VOV, cafebiz.vn)

mã báo
 

Có thể bạn quan tâm