Multimedia

Emagazine

E-magazine Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế ảnh 1
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế ảnh 2
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế ảnh 3

Ở tuổi 28, chàng trai người Bahnar Đinh Văn Song đảm nhiệm chức vụ Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 3, xã Đak Pơ Pho, huyện Kông Chro. Anh tiên phong trong nghiên cứu khoa học và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Xếp lại kho lúa đầy ắp sau vụ gặt, anh Song kể cho chúng tôi câu chuyện của bản thân mình: Cách đây hơn 10 năm, do thiếu vốn, thiếu kiến thức, thiếu đất sản xuất… nên gia đình anh thuộc diện hộ nghèo. Điều anh luôn suy nghĩ, trăn trở là làm sao tìm cách thoát nghèo ngay trên mảnh đất quê hương. Đến năm 2013, khi vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, anh ý thức được trách nhiệm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.

Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế ảnh 4

Với suy nghĩ đó, anh Song đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để mua 2 con bò giống và 3 ha đất rẫy để gầy dựng kinh tế. Anh cũng nỗ lực học tập phương thức sản xuất tiên tiến qua các lớp tập huấn, trên phương tiện thông tin đại chúng hay tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại một số trang trại lớn. Sau đó, anh mở rộng thêm diện tích đất canh tác và xây dựng mô hình trang trại tổng hợp gồm: chăn nuôi 11 con bò, trồng 7 ha mì cao sản, 5 ha bắp, 5 sào lúa, 1,5 ha mía giúp gia đình có thu nhập gần 500 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.

Thấy cách làm của anh Song mang lại hiệu quả cao, dân làng đã học tập, làm theo. Những hộ nghèo trong làng được anh tận tình động viên, chỉ bảo cách tiết kiệm chi tiêu để có tích lũy, mở rộng diện tích đất trồng trọt. Không chỉ nỗ lực cống hiến cho sự phát triển chung của cộng đồng, anh còn là tấm gương lan tỏa tinh thần khởi nghiệp cho thế hệ trẻ.

Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế ảnh 5

Là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Nhao 1, anh Puih Byup (SN 1985) luôn nêu cao tinh thần “người đứng đầu quyết đi đầu” và đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn minh của đồng bào DTTS ở xã Ia Kênh, TP. Pleiku.

Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế ảnh 6

Nhận thấy thế mạnh của vùng đất nơi mình sinh ra, anh Byup bàn với gia đình đầu tư chăn nuôi kết hợp trồng cà phê và cây ăn quả. Theo anh, mô hình này có thể quay vòng vốn nhanh và đem lại thu nhập cao. Không quản vất vả, anh kiên trì học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật, từng bước khắc phục những khó khăn ban đầu khi triển khai mô hình. Chỉ sau 2 năm, anh đã sở hữu 2 ha cà phê trồng xen sầu riêng, mít Thái, 5 sào lúa nước và nuôi thêm heo, bò, gà, vịt. Từ mô hình phát triển kinh tế này, mỗi năm, gia đình anh thu nhập ổn định trên 300 triệu đồng.

Học theo anh Byup, nhiều hộ dân đã nỗ lực sản xuất để có cuộc sống ổn định. Gia đình anh Juih trước đây thuộc diện hộ nghèo do không có đất sản xuất. Năm 2020, sau khi được anh Byup động viên, anh Juih đã vay vốn ngân hàng mua 2 con bò sinh sản. Đến năm 2022, đàn bò tăng lên 8 con. Hiện gia đình anh Juih đã mua đất để trồng 500 cây cà phê và tích góp xây dựng được căn nhà vững chãi.

Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế ảnh 7

Với những đóng góp của mình, anh Byup được dân làng quý mến; cấp ủy, chính quyền địa phương tin tưởng. Ông Kpă Duan-Bí thư Đảng ủy xã Ia Kênh-cho rằng: “Làng Nhao 1 đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Đây là nỗ lực của địa phương và dân làng, trong đó có công sức không nhỏ của Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Puih Byup. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Byup còn tích cực hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn cùng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống”.

Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế ảnh 8

Theo chân già làng Rơmah Kul (làng Dơ Nông Ó, xã Kông Htok, huyện Chư Sê), chúng tôi thăm vườn cà phê của anh Rơmah Klơng. Già Kul tự hào khoe rằng: “Klơng vừa biết làm kinh tế, vừa chia sẻ những cái hay, cái đẹp cho dân làng. Làng mình đổi thay từng ngày cũng nhờ vào những đóng góp của Klơng”.

Sinh năm 1985 tại làng Dơ Nông Ó, anh Rơmah Klơng đã nỗ lực học hành và tham gia công tác Đoàn ở địa phương. Năm 2016, anh được bầu làm Bí thư Chi bộ làng Dơ Nông Ó. Ý thức được vai trò tiên phong của mình, anh Klơng đã có nhiều đột phá trong phát triển kinh tế gia đình để lan tỏa tinh thần vượt khó làm giàu đến dân làng. Bằng sức trẻ cùng tinh thần dám nghĩ, dám làm, anh đã cải tạo 2 ha đất đồi để trồng bắp và thu được hơn 5 tấn hạt khô/năm. Để tăng thêm thu nhập, anh mở rộng diện tích canh tác và trồng 1 ha điều, 500 cây cà phê; đồng thời, nuôi 10 con bò sinh sản và 20 con dê. Mỗi năm, gia đình anh thu về gần 300 triệu đồng từ trồng trọt, chăn nuôi.

Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế ảnh 9

Tấm gương sáng Rơmah Klơng trở thành động lực để thanh niên trong làng đổi mới tư duy, vươn lên làm giàu. Từ một ngôi làng hiện hữu sự đói nghèo, nay Dơ Nông Ó đã khoác lên mình “tấm áo mới” với những vườn cà phê trĩu quả, các con đường thảm bê tông kéo dài và nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên san sát. Làng hiện có 252 hộ và có 378 ha đất sản xuất nông nghiệp. Người dân chủ yếu trồng cà phê, hồ tiêu, mì và lúa nước. Cùng với đó, bà con còn chăn nuôi gần 3.000 con gia súc, hơn 2.000 con gia cầm. Làng đã có thêm nhiều hộ làm kinh tế giỏi như: Rơmah Beng, Rơmah Blôm, Rơmah Din...

Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế ảnh 10

Cũng là cán bộ trẻ nhận được sự tín nhiệm cao của người dân, ở tuổi 28, anh Rơ Châm Hyếu đã đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Sao, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Dút 1 (xã Ia Sao, huyện Ia Grai). Để có được sự tin yêu đó, anh Hyếu đã nỗ lực vận động người dân tham gia cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong làng đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Cùng với đó, anh vận động người dân chung tay xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; tích cực tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.

Bà Trương Thị Hải Vân-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Sao-khẳng định: Anh Rơ Châm Hyếu là đảng viên gương mẫu, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, bản thân anh còn là nông dân sản xuất giỏi. Anh được bà con tin yêu, học hỏi và làm theo để phát triển kinh tế gia đình, xây dựng buôn làng. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”, anh Hyếu đã phát huy vai trò tiên phong trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Anh đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với mô hình nuôi cá thương phẩm trên diện tích lúa kém hiệu quả. Song song với đó, anh chăn nuôi thêm 6 con bò sinh sản. Từ những mô hình này, anh thu về hơn 100 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, anh còn canh tác 2 ha cà phê theo hướng hữu cơ, cho thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng.

Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế ảnh 11
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế ảnh 12

Có thể bạn quan tâm