Thời sự - Bình luận

Gần 5.000 tỉ đồng "về lại" với doanh nghiệp: Cái được lớn nhất là củng cố niềm tin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phải nói ngay từ đầu, với mục tiêu chống chuyển giá, vốn..., mức khống chế lãi vay được khấu trừ cho mục đích tính thuế không quá 20% chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước thuế chưa trừ chi phí lãi vay và chi phí khấu hao) gây nhiều khó khăn cho DN.
 


Theo văn bản ngày 17.4 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến Thủ tướng, 4 chữ ấy là yêu cầu “xử lý hồi tố” đối với khoản tiền thuế đã thu được của doanh nghiệp từ 2017-2018 tại dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 3 điều 8 Nghị Định 20 của Chính phủ về áp trần tỉ lệ lãi vay các doanh nghiệp có hoạt động liên kết.

Nhìn thấy vấn đề, Bộ Tài chính đã đồng ý sửa, nâng trần lãi vay khống chế từ 20% lên 30% nhưng lại chỉ muốn áp dụng cho năm 2019, cho dù có tới 86% thành viên Chính phủ bỏ phiếu đồng ý cho hồi tố số tiền thuế các năm 2017 - 2018.

3 năm, đã có nhiều bức xúc, bởi suy cho cùng, 5.000 tỉ đồng với NSNN không lớn, nhưng đối với DN thì đó là tiền lớn, là mồ hôi nước mắt của họ đã phải bỏ ra, đó còn là lẽ công bằng.

Vướng mắc suốt 3 năm qua với nhiều kiến nghị của doanh nghiệp (DN) để “xin lại” gần 5.000 tỉ tiền thuế - được tháo gỡ chỉ bằng 4 chữ trong ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Những lo toan hồi tố có thể tạo ra cơ chế xin-cho, tạo ra sự phức tạp, rồi không loại trừ phát sinh tiêu cực hay thậm chí nỗi lo không có tiền hoàn lại cho DN thuộc loại lý do không phải lý do. Bởi nếu là lý do thì đó là một loại lý do không thể chấp nhận khi bản chất đó là số tiền phải bồi hoàn lại cho DN do lỗi chính sách.

Hôm qua, chỉ với 4 chữ “xử lý hồi tố”, mọi bế tắc đã được khơi thông. 4 chữ, không chỉ trả lại số tiền thuế gần 5.000 tỉ các DN đã đóng và xứng đáng nhận lại. 4 chữ ấy còn giải tỏa bao nhiêu bức xúc suốt 3 năm qua. 4 chữ, tạo ra một nguồn lực cho những DN đang gặp quá nhiều khó khăn trong dịch bệnh. Và 4 chữ, cho thấy sự nhất quán của Thủ tướng trong mục tiêu của một Chính phủ kiến tạo mà ông đã đề ra ngay từ những ngày đầu nhậm chức.

Nhưng hơn cả, nếu việc xử lý hồi tố chính sách thuế theo yêu cầu của Thủ tướng sẽ có ý nghĩa nhiều hơn nếu nó được coi như một bài học, một tiền lệ.

Bài học, dành cho các cơ quan soạn thảo chính sách trước khi ban hành một chính sách ảnh hưởng tới số đông bắt buộc phải đánh giá tác động của chính sách

Và tiền lệ, là khi lỗi chính sách, thì việc sửa sai phải đảm bảo hồi tố, vì sự công bằng cho những người đang tạo ra của cải vật chất và việc làm.

Ý kiến của Thủ tướng cũng chính là niềm động viên khích lệ, mang lại niềm tin tới các doanh nghiệp để vượt qua khó khăn trong thời gian này.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/gan-5000-ti-dong-ve-lai-voi-doanh-nghiep-cai-duoc-lon-nhat-la-cung-co-niem-tin-799634.ldo

Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm